'Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - “Nếu như phần lớn viên chức y tế chuyển từ khu vực công sang khu vực tư theo quy luật cung cầu trong thị trường lao động thì việc hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường, bởi vì hầu hết số nghỉ việc là bỏ nghề giáo chứ không phải chuyển từ trường công sang trường tư",  đại biểu Phạm Trọng Nghĩa băn khoăn.
'Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường' ảnh 1

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Như Ý

Gánh nặng cuộc sống đè nặng "giấc mơ trồng người"

Ngày 31/10, Quốc hội dành thời gian thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Đề cập đến lãng phí nguồn nhân lực, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đánh giá, nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động hùng hậu 51,5 triệu người, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới là 67% và tỷ lệ có văn bằng chứng chỉ mới đạt 27%.

“Con số tiết kiệm 350.000 tỷ đồng sẽ được nhân lên gấp bội nếu các địa phương phát triển không còn phải mặc "chiếc áo đồng phục thể chế" vốn không còn vừa vặn từ lâu. Có như vậy mới tạo điều kiện cởi các nút thắt, tạo nguồn lực tăng trưởng cho đất nước, bởi chúng ta không còn nhiều thời gian để vượt bẫy thu nhập trung bình, vượt qua tình trạng "chưa giàu đã già" mà nhiều chuyên gia đã cảnh báo”, đại biểu Phạm Trọng Nhân.

“Nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ”, ông Nghĩa cho hay.

Đáng lưu ý, tại kỳ họp này, các đại biểu đã thảo luận nhiều về tình trạng công chức, viên chức thôi việc, nhất là viên chức y tế và giáo dục. Trong tổng số hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc thì có tới hơn 10.000 là giáo viên trường công lập và gần 6.000 là giáo viên các trường tư thục.

“Nếu như phần lớn viên chức y tế chuyển từ khu vực công sang khu vực tư theo quy luật cung cầu trong thị trường lao động thì việc hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường. Bởi hầu hết số nghỉ việc là bỏ nghề giáo chứ không phải chuyển từ trường công sang trường tư. Trong bối cảnh Nhà nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên thì tình trạng bỏ nghề của nhà giáo là hồi chuông báo động về việc sử dụng, đãi ngộ các thầy, các cô”, ông Nghĩa cho hay.

Theo đại biểu, những lo toan cuộc sống hằng ngày đã đè nặng lên vai, ngăn cản các thầy, các cô tiếp tục theo đuổi giấc mơ trồng người sau bao năm miệt mài đèn sách. Đây là sự lãng phí lớn cả về khía cạnh kinh tế, khía cạnh xã hội, có nhiều tác động tiêu cực, trong đó có cả tác động về niềm tin yêu, sự tự hào với nghề cao quý này.

“Theo quy luật nhân khẩu học khi kết thúc thời kỳ dân số vàng cũng là giai đoạn chuyển sang thời kỳ dân số già. Vì vậy phải phát huy tối đa lợi thế dân số vàng để phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tích lũy để có nguồn lực ứng phó với thời kỳ dân số già”, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung chống lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực vào báo cáo giám sát, đồng thời bổ sung các giải pháp để phát triển tối đa lợi thế thời kỳ dân số vàng để chuyển dân số từ vàng về số lượng sang vàng về chất lượng.

'Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường' ảnh 2

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương). Ảnh Như Ý

"Tháo bung các nguồn lực tăng trưởng"

Trong khi đó, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, cơ chế chính sách hiện còn chưa phù hợp, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng đã làm cho vùng Đông Nam Bộ nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, dù nhiều điều kiện, cơ hội tạo dư địa để tăng trưởng nhiều hơn, nhưng đang cạn dần nguồn lực, động lực để tăng trưởng. Vậy hình thức lãng phí cơ hội tăng trưởng này có cần phải được nhận diện hay không?

“Một trong những lãng phí như vậy đã được đại biểu Trần Quốc Tuấn ở Trà Vinh nêu lên trong kỳ họp thứ ba, được nhiều người đồng tình là "lãng phí niềm tin". Tôi xin được nêu ở đây một lãng phí khác đó là "lãng phí trách nhiệm"”, đại biểu Trần Hữu Hậu.

“Báo cáo giám sát có thể tính được tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách vốn nhà nước là hơn 350.000 tỷ đồng, rất đáng quý. Tuy nhiên, bên cạnh đời sống khá ngắn của không ít dự luật phải sửa đổi sau một vài năm có hiệu lực, hay Luật Quy hoạch sau khi có hiệu lực vẫn không thể đi vào cuộc sống cho đến khi Quốc hội tiến hành giám sát tối cao là một sự lãng phí rất lớn thì hãy nhìn ngược lại. Việc chậm ban hành các cơ chế chính sách được xem là sự lãng phí về cơ hội, thời cơ phát triển, lãng phí này lớn gấp nhiều lần con số có thể định lượng ở trên và thậm chí kéo lùi sự phát triển”, ông Nhân cho hay.

Cũng theo đại biểu đoàn Bình Dương, để xử lý cán bộ sai phạm như lời Tổng Bí thư nói là “rất đau xót, nhưng không thể không làm”, không có cách nào khác, tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của Nhân dân. Tuy nhiên, để có được một cán bộ cấp cao, không thể cân đong được số tiền cũng như định lượng được công sức mà Nhà nước, xã hội bỏ ra để đào tạo.

“Chúng ta đã xây dựng một lực lượng phòng, chống tham nhũng, thế nhưng các chính sách xoay quanh nó chưa đủ mạnh để cán bộ, công chức có thể sống được bằng lương và để họ không thể, không dám, không muốn và không cần tham nhũng”, ông Nhân cho hay.

Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương nhanh chóng thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đã giao và thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát. Đồng thời sớm xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“Vì tháo bung các nguồn lực tăng trưởng cũng đồng nghĩa với việc không lãng phí thời cơ phát triển mà còn tiết kiệm được thời gian trên con đường đi đến thịnh vượng”, ông Nhân cho hay.

'Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường' ảnh 3

Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh). Ảnh Như Ý

“Lãng phí niềm tin

Cùng mối quan tâm, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng, đằng sau những lãng phí hữu hình ấy là những lãng phí vô hình với sức tàn phá lớn hơn nhiều. Nó không chỉ làm mất đi cơ hội phát triển mà còn làm nghèo đất nước, làm lãng phí nguồn lực quý giá của quốc gia, làm suy yếu bộ máy công quyền… “Một trong những lãng phí như vậy đã được đại biểu Trần Quốc Tuấn ở Trà Vinh nêu lên trong kỳ họp thứ ba, được nhiều người đồng tình là "lãng phí niềm tin". Tôi xin được nêu ở đây một lãng phí khác đó là "lãng phí trách nhiệm"”.

“Ở một góc độ nào đó, những người trong cuộc bị đánh giá là thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức đấu tranh, thiếu năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đánh giá như vậy không hoàn toàn sai, nhưng tôi cho rằng phần đông trong số họ là những người có lương tâm và trách nhiệm, chỉ có điều tinh thần trách nhiệm của họ do nhiều nguyên nhân không được phát huy, bị lãng phí và từ đó gây nên những lãng phí khôn lường, không đo đếm được cho xã hội, cho đất nước”, ông Hậu cho hay.

Từ phân tích trên, ông đề nghị quan tâm, có giải pháp căn cơ, hành động quyết liệt, biện pháp cụ thể để không bị “lãng phí trách nhiệm", "lãng phí niềm tin”, những tài sản, tài nguyên vô giá của sự phát triển đất nước.

MỚI - NÓNG