Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy

Có khá nhiều căn cứ quân sự khắp thế giới trở thành những phế tích khi không còn được sử dụng vì những lý do khác nhau từ pháo đài giữa biển Maunsell Forts ở Biển Bắc tới căn cứ tàu ngầm Balaklava nằm trên bán đảo Crimea. .
Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 1

Maunsell Forts là pháo đài giữa biển, được cấu thành từ những tháp canh kim loại trong Thế chiến II. Hải quân Hoàng gia Anh xây dựng chúng ở Biển Bắc nhằm chống lại mối đe dọa từ chiến đấu cơ Phát xít Đức. Maunsell Forts ngừng hoạt động trong cuối những năm 1950.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 2

Maginot là loạt thành trì bê tông được Pháp xây dựng phía trước biên giới Thụy Sĩ và Đức trong thập niên 30 của thế kỷ trước. Nó ra đời dựa trên kinh nghiệm của Pháp trong Thế chiến I để chuẩn bị sẵn sàng cho Chiến tranh Thế giới thứ 2. Maginot bị bỏ hoang trong cuối năm 1944, đầu năm 1945 khi Phát xít Đức bị đẩy lui.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 3

Hệ thống tháp Flak ở Áo và Đức là những công trình cao và kiên cố, ra đời nhằm phòng không cho quân đội Phát xít Đức. Chúng là trở ngại lớn đối với không quân phe đồng minh trong các chiến dịch không kích quân đội Hitler. Flak không còn được sử dụng sau khi quân Đức thất bại.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 4

Căn cứ Saint Nazaire, Pháp ra đời năm 1942 nhằm chống lại mối đe dọa từ hạm đội tàu Đức. Phía trên công trình là hệ thống phòng không dày đặc, giúp bảo vệ tàu ngầm trước máy bay ném bom. Chúng trở thành phế tích khi Phát xít Đức bại dưới tay phe đồng minh.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 5

Duga 3 là trạm radar khổng lồ của Liên Xô trên lãnh thổ Ukraine. Nó là một phần của mạng lưới cảnh báo sớm, hoạt động từ năm 1976 tới 1989. Tuy nhiên, sự cố với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 khiến nó nằm trong vùng nhiễm xạ và bị đóng cửa sau đó.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 6

Căn cứ không quân Željava nằm giữa biên giới Croatia và Bosnia. Nó là căn cứ ngầm lớn nhất châu Âu, ra đời năm 1948 và hoàn thành năm 1968. Sau khi Liên bang Nam Tư sụp đổ năm 1991, cơ sở này bị phá hủy bằng thuốc nổ.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 7

Johnston Atoll là vùng lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ. Trong gần 70 năm, nơi đây do quân đội kiểm soát và sử dụng để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ hay thử nghiệm vũ khí. Các hoạt động này khiến môi trường bị tàn phá. Năm 2004, quân đội Mỹ chuyển giao Johnston Atoll cho chính quyền dân sự quản lý.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 8

Fort Ord bắt đầu hoạt động năm 1940. Đây là căn cứ lớn nhất của Mỹ bị đóng cửa trong những năm cuối thế kỷ 20. Tháng 4/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký lệnh biến nơi đây thành Khu tưởng niệm quốc gia nhằm thu hút khách du lịch nhưng vẫn duy trì được ý nghĩa lịch sử và văn hóa.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 9

Căn cứ tàu ngầm Balaklava nằm trên bán đảo Crimea, Nga. Đây là một trong những cơ sở bí mật nhất của Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Nó được xây dựng từ năm 1957 tới năm 1961 và bị đóng cửa năm 1993. Năm 2000, Balaklava được Nga bàn giao cho Ukraine dù nằm gần căn cứ của Hạm đội Biển Đen.

Hoàng tàn các căn cứ quân sự một thời lừng lẫy ảnh 10

RAF Hethel là căn cứ cũ của Không quân Hoàng gia Anh, từng được Anh và Mỹ sử dụng trong Thế chiến II. Nó trải rộng trong khu vực dài 11 km. Năm 1966, một công ty chế tạo ôtô mua lại khu đất này để làm đường chạy thử cho xe hơi.

Theo Theo Zing.vn
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.