Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ: Giống và khác

Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ: Giống và khác
TP - Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ là hai cuộc thi sắc đẹp uy tín nhất đều bắt đầu lịch sử của mình vào năm 1951, khởi đầu như những cuộc trình diễn khiêm tốn của các mẫu áo tắm.

Chỉ có điều, Hoa hậu Hoàn vũ tổ chức ở thành phố nhỏ Long Beach của Mỹ còn Hoa hậu thế giới thì ở London, Anh Quốc. Thể lệ hai cuộc thi có nhiều điểm khác nhau.

Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ: Giống và khác ảnh 1

Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ do hãng Catalina Swimwear, một nhà sản xuất áo tắm sáng lập. Từ năm 1960, Hãng Procter & Gamble bắt đầu hỗ trợ cuộc thi. Từ năm 1996, người sở hữu cuộc thi là nhà doanh nghiệp nổi tiếng Donald Trump. Năm 1999, hãng CBS trở thành một trong những nhà đồng sở hữu  cuộc thi.

Cuộc thi Hoa hậu Thế giới đầu tiên do đại lý của hãng quảng cáo Mekka tên là Eric Morley tổ chức dưới mác một festival Anh. Sau khi Eric Morley chết năm 2000, vợ ông là bà Julia điều hành cuộc thi. Một trong các chủ sở hữu của cuộc thi Hoa hậu Thế giới là kênh truyền hình Anh Channel 5.

Họ đều phải chưa đính hôn, chưa lập gia đình, chưa có con và chưa từng chụp ảnh khỏa thân.

Để tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, các cô gái phải đủ 18 tuổi, còn Hoa hậu Thế giới thì chỉ cần đủ 17. Hoa hậu Hoàn vũ không phải là cuộc thi người mẫu nên các cô gái không cao lắm cũng có thể tham dự. Miễn là có ngoại hình rực rỡ và thân hình cân đối. Trong khi đó điều kiện để tham dự Hoa hậu Thế giới là phải có chiều cao ít nhất 172 cm.

Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ: Giống và khác ảnh 2

Các điều kiện tuyển lựa còn lại của hai cuộc thi trùng nhau. Cả hai đều đòi hỏi thí sinh phải chưa đính hôn, chưa lập gia đình, cho dù là ở hình thức hôn nhân thực tế. Họ cũng phải chưa có con. Và một điều kiện nữa: chưa từng chụp ảnh khỏa thân.

Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tiến hành trong vòng 2 tuần, thường là vào khoảng tháng năm, tháng sáu của năm tổ chức cuộc thi, còn Hoa hậu Thế giới kéo dài khoảng 20 ngày vào mùa thu.

Phí tham dự của mỗi thí sinh đóng cho Hoa hậu Thế giới là 8.000 USD, còn Hoa hậu Hoàn vũ là khoảng 3.000 USD.

Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ: Giống và khác ảnh 3

Sau khi chiến thắng:

Hoa hậu Thế giới được thưởng khoảng 280.000 USD, nhưng theo hợp đồng thì  phải lập tức ủng hộ cho quỹ từ thiện. Chỉ được giữ lại cho bản thân vương miện đính kim cương trị giá 16.000 Euro, tiền trả cho căn hộ ở London trong vòng 1 năm và một năm hoạt động từ thiện trên khắp thế giới.

Hoa hậu Hoàn vũ được trao hai vương miện – một kim cương và một ngọc trai tổng giá trị khoảng 270.000 USD. Cô cũng giành cúp pha lê trị giá 3.500 USD, một bộ quà tặng tổng trị giá 4.500 USD, thẻ tặng mua hàng ở Shop NBS trị giá 10.000 USD và học bổng hai năm ở trường điện ảnh và truyền hình New York trị giá 54.000 USD. Và dĩ nhiên là các giải thưởng từ rất nhiều nhà tài trợ.

Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ: Giống và khác ảnh 4

Ngoài ra trong năm “trị vì”, nữ hoàng sắc đẹp của vũ trụ còn được hưởng nhiều khoản khác như tiền (như lương), tiền thanh toán thuê nhà, mua quần áo cho các hoạt động trước công chúng, tiền dùng các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và nhiều dịch vụ khác của hãng tổ chức. Để đổi lại, cô phải tham gia các hoạt động từ thiện trong vòng một năm.

Sau khi chiến thắng, Hoa hậu Hoàn vũ phải tuân thủ một số quy tắc hành xử có ghi trong hợp đồng và cả thỏa thuận bằng miệng.

Đối với người chiến thắng trong Hoa hậu Thế giới, các quy định hành xử ghi rõ trong hợp đồng có giá trị trong vòng 1 năm sau khi đăng quang.

Vấn đề cuộc thi nào danh giá hơn luôn được đặt ra. Câu trả lời dứt khoát chỉ có ở những người tổ chức cuộc thi. Ai cũng khẳng định cuộc thi của mình danh giá hơn hẳn bên kia.

Lê Việt sưu tầm và dịch 

MỚI - NÓNG