Hé lộ vai trò của tên lửa Tomahawk trong cuộc tấn công IS

Trong cuộc chiến chống lực lượng  Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), quân đội Mỹ sử dụng tên lửa Tomahawk không chỉ để tấn công mà có thể còn đảm nhiệm vai trò thu thập thông tin tình báo.

Tạp chí quân sự Jane’s cho hay, tổng cộng đã có 47 tên lửa hành trình Tomahawk đã được hai tàu chiến của Hải quân Mỹ phóng đi, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria.

Mặc dù việc Mỹ triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk trong giai đoạn đầu của các chiến dịch quân sự do nước này phát động không có gì là mới. Nhưng trong cuộc chiến chống lại IS, Tomahawk lại được Bộ quốc phòng Mỹ sử dụng với vai trò chiến thuật hoàn toàn khác.

Hé lộ vai trò của tên lửa Tomahawk trong cuộc tấn công IS ảnh 1 Trong ảnh là tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ tàu tuần dương mang tên lửa USS Philippine Sea. 
47 tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục tên lửa USS Arleigh Burke (DDG-51) trên Biển Đỏ, và tàu tuần dương mang tên lửa USS Philippine Sea (CG 58) trên vùng Vịnh.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, các tên lửa hành trình trên đã tấn công các mục tiêu gần hai thành phố Aleppo và Ar-Raqqah của Syria. Nhiệm vụ chính là tiêu diệt tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan Khorasan - từng là một nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda. Khorasan bị Mỹ và các nước Phương Tây cáo buộc đã gây ra các vụ tấn công chống lại nước Mỹ và tiến hành đánh bom các mục tiêu có liên quan đến phương Tây.

Theo William Mayville – Trung tướng Không quân Mỹ trong một cuộc họp báo hôm 23/9 cho biết, phần lớn các cuộc tấn công của tên lửa hành trình Tomahawk là nhằm vào các căn cứ huấn luyện, các nhà máy sản xuất cũng như trung tâm đầu não của Khorasan tại Syria.

Hé lộ vai trò của tên lửa Tomahawk trong cuộc tấn công IS ảnh 2  Mỹ đang tiến hành mở rộng hơn nữa các chiến dịch không kích chống lại IS sang một phần lãnh thổ tiếp giáp giữa Iraq và Syria.
Đây được xem như một phần của cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS do Mỹ phát động diễn ra tại cả Iraq và một phần lãnh thổ Syria. Theo đó các cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk mới chỉ là giai đoạn đầu của các đợt không kích, và đã diễn ra vào đêm ngày 22/9 và rạng sáng 23/9.

Giai đoạn tiếp theo Mỹ sẽ tiến hành triển khai không kích với qui mô lớn bằng các phi đội máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptors và tiêm kích trên hạm F/A-18 được triển khai từ tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77) thuộc Hải quân Mỹ tại vùng Vịnh.

Trong cuộc họp trên, Trung tướng Mayville đã công bố một số bức ảnh của các mục tiêu bị tấn công trong đợt không kích đầu tiên, trong số đó có một trung tâm chỉ huy tác chiến của IS tại thành phố Ar-Raqqa.

Dựa trên các thông tin được công bố thì trung tâm chỉ huy trên bị tấn công bằng tên lửa Tomahawk phóng đi từ tàu USS Philippine Sea, vụ tấn công đã phá hủy hoàn toàn phần mái của tòa nhà nhưng khu vực xung quanh tòa nhà này vẫn còn nguyên vẹn.

Hé lộ vai trò của tên lửa Tomahawk trong cuộc tấn công IS ảnh 3  Không quân Mỹ lần đầu tiên huy động các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 trong một chiến dịch quân sự.
Mặc dù Bộ quốc phòng Mỹ đã không công bố thông tin chi tiết về thiệt hại của IS sau các vụ không kích tại Syria. Nhưng theo nhận định của Jane’s thì các tên lửa Tomahawk trong quá trình tấn công có thể đã thu thập được các thông tin tình báo cần thiết cho các đợt không kích tiếp theo.

Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc cũng không công bố loại tên lửa hành trình Tomahawk được sử dụng trong cuộc tấn công trên thuộc biến thể Block III hay Block IV. Trong đó Block IV là phiên bản mới nhất của mẫu tên lửa hành trình Tomahawk và nó có khả năng truyền thông tin dữ liệu trong suốt quá trình bay về trung tâm chỉ huy cũng như cho phép tái lập các mục tiêu mới hay tiêu diệt các mục tiêu di động.

Tomahawk cũng có thể bay nhiều giờ đồng hồ trên không tùy thuộc vào phạm vi khoảng cách từ các tàu khu trục tới mục tiêu định trước. Lần sử dụng Tomahawk gần đây nhất của Hải quân Mỹ là trong chiến dịch quân sự “Bình minh Odyssey” tại Lybia vào năm 2011, và đã có tổng cộng 221 quả được phóng đi trong toàn bộ chiến dịch quân sự này.

Theo Trà Khánh
Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.