Giải mã sự tham chiến muộn màng của quân đội Trung Quốc ở Syria

Giải mã sự tham chiến muộn màng của quân đội Trung Quốc ở Syria
TPO - Đại sứ Trung Quốc tại Syria ông Qi Qianjin tuyên bố, Bắc Kinh có thể sử dụng quân đội để tham gia cuộc chiến tại Syria và đứng về phía chính quyền hợp pháp của Tổng thống Bashar al-Assad. Tại sao Trung Quốc cần phải tham gia vào cuộc xung đột này, hãng Politexpert đã có thông tin như sau.  

Trước đó hãng Contra Magazine đã thông báo việc Trung Quốc sẵn sàng tham gia các hoạt động chiến đấu ở Syria. Đại sứ Trung Quốc cũng khẳng định quân đội nước này sẽ hỗ trợ Damascus trong chống khủng bố ở Idlib và các tỉnh khác của Syria. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc còn quan tâm tới việc xóa sổ các nhóm Hồi giáo cực đoan đang di cư từ các khu vực phía Tây của Trung Quốc trong những năm qua.

Sự tham gia của Trung Quốc vào cuộc chiến Syria đang dấy lên nhiều câu hỏi. Điều thú vị không nằm ở động thái này của Trung Quốc mà chính là thời gian và nguyên nhân Trung Quốc sử dụng quân đội ở Syria. Hiện có nhiều nguyên cớ khiến Trung Quốc sử dụng lực lượng tại Syria.

Thứ nhất, trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc tập trung mạnh vào việc phát triển công nghệ quân sự và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện Quân đội Trung Quốc đang có những máy bay không chỉ do Nga sản xuất mà cả những máy bay do nước này tự sản xuất: Trước đó là Q-5, FC-1 Xiaolong, Xian JH-7A, Xian H-6A/H/M, Xian H-6K; hiện nay còn có những sản phẩm công nghệ mới nhất mà một trong số đó đã được sản xuất hàng loạt, đó là tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 (4 chiếc đã được sản xuất), 1 máy bay tiêm kích tiền phương J-31, máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới nhất Xian H-20.

Ngoài công nghệ dành cho Không quân, Lục quân Trung Quốc cũng được cung cấp các xe bọc thép và tên lửa mới nhất. Vấn đề đối với Trung Quốc đó là không nắm được hết hiệu quả hoạt động của các hệ thống vũ khí mới được chế tạo do thiếu các cuộc xung đột quy mô lớn, nơi có thể thử nghiệm các thiết bị này ở mức độ tối đa trong điều kiện thực chiến. Như vậy Syria đang tạo cho Trung Quốc cơ hội này và còn cả hơn thế. Bởi Syria sẽ trở thành một nền tảng cho việc thử nghiệm các vũ khí của Trung Quốc trong điều khiện nhiệt độ và bão cát khắc nghiệt nhất.

Thứ hai, trải qua một thời gian dài, tính chất của việc tiến hành các hoạt động chiến đấu đã thay đổi, nhất là cách thức tiến hành và cường độ chiến đấu. Do đó, binh lính của Trung Quốc cần có kinh nghiệm chiến đấu mới nhất, còn giới tướng lĩnh thì cần phải hiệu chỉnh lại chiến thuật và chiến lược của mình.

Điều kiện của Syria rất phù hợp cho các hoạt động đó, bởi Syria có đầy đủ các nền tảng phong phú như: Không gian mở, điều kiện chiến đấu trong thành phố có giới hạn, địa hình đồi núi, có cả các chướng ngại vật dưới nước. Hơn nữa, Lục quân Trung Quốc có thể sử dụng toàn bộ tiềm năng của quân đội nước này và có thể triển khai một vài quân binh chủng. Điều quan trọng nữa đối với Bắc Kinh đó là việc làm quen với các thực tế hiện đại của cuộc chiến tranh du kích, loại hình chiến tranh mà những kẻ khủng bố thường hay sử dụng.

Thứ ba, sự tham gia của Bắc Kinh vào cuộc chiến Syria còn có ý nghĩa địa chính trị rất quan trọng. Khi tuyên bố ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, Trung Quốc vô hình chung đã khẳng định mong muốn liên minh với Nga. Đó còn là một dấu hiệu mạnh mẽ đối với Mỹ rằng, sự song hành của hai cường quốc (Trung Quốc, Nga), nếu cần thiết, có thể làm nguội cái đầu nóng của Lầu Năm Góc.

Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.