Tại Nga các nghiên cứu cũng nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hoà tan máu, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể.
Mặt khác, các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối Natri (một loại muối gọi nước), do đó làm hạ huyết áp.
Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng, chỉ cần một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hoà huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.
ó nhiều bằng chứng cho thấy hợp chất sulfur trong hành tây giúp ngăn ngừa sự đông máu và tình trạng các tế bào tiểu cầu kết dính với nhau, có thể khiến mạch máu bị tắc nghẽn.
Chất này cũng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, đồng thời cải thiện chức năng màng tế bào trong các tế bào hồng cầu.
Nhìn chung, công dụng tổng thể của hành tây là đẩy lùi nguy cơ xảy ra cơn đau tim.
Hành tây có vai trò quan trọng trong các phản ứng chống viêm nhiễm.
Theo đó, một phân tử sulfur đặc trưng trong hành đã được chứng minh có thể ức chế hoạt động của đại thực bào, vốn là các tế bào có khả năng gây ra những phản ứng viêm nhiễm trên quy mô lớn.
Ngoài ra, các chất chống ô xy hóa trong hành tây còn có tác dụng kháng viêm. Những chất chống ô xy hóa này ngăn chặn quá trình ô xy hóa các a xít béo trong cơ thể.
Khi nồng độ a xít béo bị ô xy hóa trong cơ thể duy trì ở mức thấp, cơ thể sẽ ít sản sinh các phân tử gây viêm, nhờ vậy nguy cơ viêm nhiễm luôn nằm trong tầm kiểm soát.
Nếu chỉ dựa vào tính kháng sinh để tán dương củ hành đúng là nhìn củ hành qua lớp vỏ
Nhiều kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên gần đây cho thấy củ hành là khắc tinh của chất mỡ trong máu.
Khác với cơ chế tác dụng thông thường của nhiều loại thuốc chống mỡ trong máu theo kiểu giảm thiểu cholesterol một cách thụ động, nghĩa là đợi đến lúc cholesterol đã thao túng “thị trường” mới bắt đầu có biện pháp “chế tài”, củ hành có tác dụng rốt ráo hơn nhiều thông qua ảnh hưởng trực tiếp trên chức năng biến dưỡng chất béo của lá gan.
Tổ chức y tế Thế giới WHO thừa nhận hành củ giúp làm giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, tắc nghẽn và viêm đường hô hấp.
Trong y học của người Trung Hoa, hành được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, ho, nhiễm khuẩn, và các vấn đề về thở.
Tại nhiều nước, xi-rô có nước ép hành dùng để chữa ho và hô hấp cho trẻ em.
Hành tây có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm đại trực tràng, thanh quản, buồng trứng... ngay cả khi bạn chỉ hấp thu một lượng vừa phải.
Vì vậy, để có được đầy đủ lợi ích chống ung thư của hành tây, bạn nên đưa nó vào thực đơn của mình.
Hành có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày do thành phần nhiều sulfide. Người Hà Lan ăn nhiều hành tây (nửa củ mỗi ngày) có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn hẳn so với người không bao giờ ăn.