Hà Nội chi 522 tỷ đồng ngân sách phục vụ bầu cử

0:00 / 0:00
0:00
Các đại biểu HĐND TP Hà Nội dự Kỳ họp
Các đại biểu HĐND TP Hà Nội dự Kỳ họp
TPO - Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, 100% đại biểu có mặt biểu quyết thông qua quyết nghị về nội dung, mức chi và thời gian hỗ trợ kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Nguồn kinh phí thực hiện là ngân sách Nhà nước, với mức dự kiến là 522 tỷ đồng.

Theo Thường trực HĐND thành phố, đây là nội dung quan trọng và cấp thiết, thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND để đảm bảo kịp thời phục vụ tốt nhất công tác bầu cử.

Trình bày tóm tắt Tờ trình của UBND thành phố về quy định nội dung chi, mức chi và thời gian hỗ trợ kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu (ĐB) Quốc hội khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 của thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu cho biết, đối tượng áp dụng gồm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan công tác bầu cử ĐB Quốc hội khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 của thành phố.

Nội dung chi, mức chi được xây dựng trên cơ sở nội dung chi, mức chi của Trung ương quy định tại Thông tư số 102 của Bộ Tài chính; đối với các nội dung chi đã được quy định mức chi tại các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương như tổ chức hội nghị, xây dựng văn bản thì thực hiện theo các thủ tục chi đã được quy định tại các văn bản của Trung ương và Nghị quyết của HĐND thành phố.

Cùng đó, đối với các nội dung chi như chi đóng hòm phiếu, chi khắc dấu, chi bản niêm yết danh sách bầu cử được thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố và mức chi được đề xuất là mức chi tối đa do Trung ương quy định. Đối với các nội dung chi như bồi dưỡng các cuộc họp, công tác chỉ đạo kiểm tra giám sát bầu cử, bồi dưỡng cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử liên quan đến khối lượng, phạm vi, địa bàn thực hiện theo phân công nhiệm vụ cụ thể, đề xuất như sau: Đối với cấp thành phố, mức chi bằng mức chi tại Trung ương; đối với cấp huyện, mức chi bằng 70% mức chi tại cấp thành phố; đối với cấp xã, mức chi bằng 70% mức chi tại cấp huyện.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đề xuất 3 mức chi có tính chất đặc thù của Hà Nội, trong đó 2 nội dung chi đã được thực hiện tại kỳ bầu cử nhiệm kỳ 2016-2021: Chi bồi dưỡng ĐB dự hội nghị hiệp thương (gồm chi ĐB khách mời đến dự tiếp xúc cử tri, chi ĐB dự các hội nghị triển khai, giao ban, tổng kết, khen thưởng); chi bồi dưỡng cán bộ tập huấn tại các hội nghị tập huấn phục vụ công tác bầu cử. UBND thành phố đề xuất bổ sung 1 nội dung chi mới là chi bồi dưỡng cán bộ trưng tập làm công tác biên tập tiểu sử các ĐB Quốc hội khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Đối với các nội dung chi khác phục vụ trực tiếp công tác bầu cử như tuyên truyền, in ấn, phòng chống dịch Covid-19 thì thực hiện theo quy định tại các văn bản khác có liên quan. Trường hợp các nội dung chi phát sinh liên quan trực tiếp công tác bầu cử và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và thành phố, Chủ tịch UBND thành phố quyết định chủ trương cụ thể sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Bầu cử thành phố.

Nguồn kinh phí thực hiện là ngân sách Nhà nước, với mức dự kiến là 522 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.