TPO - Quá trình kiểm tra, lực lượng công an phát hiện dưới thùng rơ moóc có hầm chứa tự chế, bên trong chứa hơn 4,5 tấn lâm sản trái phép, tổng giá trị lô hàng hơn 10 tỷ đồng.
TPO - Hơn 280 kg pháo và trên 2.600 kg gỗ trắc phi pháp đã bị các cơ quan chức năng của Quảng Bình bắt giữ, khi đang thâm nhập từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo.
TPO - Trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp khai báo hàng hóa gồm gỗ trắc tận dụng gốc cành ngọn chưa qua gia công chế biến. Tuy nhiên, giám định của cơ quan chức năng thì hàng hóa thực nhập không đúng với giấy phép và bảng kê lâm sản.
TP - Ngày 10/2, bà Trần Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng có trụ sở tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết đã khởi kiện Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan tại TAND tỉnh Quảng Trị.
TP - Hôm qua (ngày 19/7), sau 7 ngày nghị án, thấy còn có một số vấn đề cần làm rõ, HÐXX Tòa án nhân dân Cấp cao tại Ðà Nẵng quay trở lại xét hỏi các bị cáo và đại diện Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) trong vụ án buôn lậu gỗ trắc của Cty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị).
TP - Chiều tối ngày 11/7, sau 7 ngày xét xử, Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên bố kết thúc phần tranh luận và chuyển sang phần nghị án. HĐXX yêu cầu bị cáo Trương Huy Liệu cung cấp bản gốc của các hợp đồng kinh tế đã công bố tại tòa để HĐXX xem xét. “Vì đây là vụ án phức tạp vì vậy, HĐXX sẽ tiến hành nghị án trong nhiều ngày. Đúng 8g sáng 19/7, HĐXX sẽ tuyên án”, thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói.
TP - Ngày 4/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Khi được hỏi ý kiến về việc bán lô gỗ trắc tang vật, bị cáo Trương Huy Liệu khẳng định đó là việc làm vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quá trình xét xử và là nguyên nhân khiến vụ án kéo dài gần 9 năm vẫn chưa kết thúc.
TP - Theo lịch, ngày 3/7, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng sẽ xét xử phúc thẩm vụ “kỳ án gỗ trắc" mà trước đó Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh nhiều dấu hiệu vi phạm của cơ quan điều tra. Phán quyết cuối cùng thuộc về HĐXX. Tuy nhiên để rộng đường dư luận, Tiền Phong đã gặp gỡ những người trong cuộc…
TPO - Một xe tải chở nhiều khúc gỗ trắc không có hóa đơn hợp pháp chạy trót lọt từ vùng núi Lao Bảo qua hết tỉnh Quảng Trị, nhưng khi vào đến nội đô Huế thì bị CSGT phát hiện, kiểm tra và bắt giữ.
Dòng gỗ quý hiếm có tên trong danh mục đầu bảng về độ quý hiếm được bán theo cân được hiện hữu thành một tác phẩm nghệ thuật sinh động. Người xem ngỡ như “cây chết” vì không để ý những đọt non đang trổ ở đầu cành…
TPO - Sáng 6/5, TAND thành phố Đà Nẵng khai mạc phiên sơ thẩm (lần hai) xét xử vụ án buôn lậu gỗ trắc xảy ra ở tỉnh Quảng Trị. Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi có tội hay không trong nhiều năm qua, khởi tố ngày 6/4/2012. Lần này xét xử theo cáo trạng của Viện KSNDTC ngày 25/1/2016.
TP - TAND thành phố Đà Nẵng dự kiến xét xử lại sơ thẩm vụ “buôn lậu” gỗ trắc vào ngày 15 và 16/3, nhưng đã hoãn. Luật sư của các bị cáo đang kiến nghị triệu tập ra tòa những người liên quan việc bán vật chứng rẻ mất khoảng 250 tỷ đồng “để làm rõ bản chất vụ án”.
TPO - Ngày 11/1, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ buôn gỗ từ Việt Nam sang tiêu thụ tại Hồng Kông, tuyên án bị cáo Trần Văn Thống (42 tuổi) 15 năm tù, Lê Quốc Toàn (29 tuổi) 8 năm tù, Lê Văn Bính (34 tuổi) 10 năm tù, cùng ngụ TP.HCM và Trần Đắc Hùng (50 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long)12 năm tù, cùng tội danh “Buôn lậu”.
TPO - Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam (Công ước về buôn bán các loại động thực vật hoang dã nguy cấp) vừa ngừng cấpgiấy phép nhập khẩu gỗ trắc từ 1/1/2015 với những lô hàng có nguồn gốc từ Thái Lan và Campuchia.
TP - Yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ bốn nội dung: Nguồn gốc lô gỗ, mâu thuẫn trong các bản giám định khối lượng lô gỗ, dấu búa kiểm lâm đóng trên lô gỗ và hơn 2 tỷ đồng tiền bán lô gỗ được chuyển cho Tổng cục Hải quan.
TP - Dù chưa hiểu khách hàng mua mớ cột ám khói đen sì đó về để làm gì, nhưng nhiều nhà dân vẫn hào hứng đua nhau tháo nhà cửa, dỡ chuồng trại gom cột kèo máng lợn bán cho các cánh buôn gỗ trắc. Có hộ bất ngờ thành tỷ phú. Không ít hộ khốn đốn, sinh hoạt đảo lộn, chuốc họa vào thân!
TP - Báo Tiền Phong thông tin “Gỗ trắc mắc kẹt tại Cảng Năm Căn”, ngày 28/8, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cảng cửa khẩu Năm Căn-Bộ đội Biên phòng Cà Mau, thiếu tá Đoàn Văn Thỉnh ký biên bản bàn giao 3 tàu gỗ trắc nghi nhập lậu của Cty CP Phúc Trung Nam tiếp tục làm thủ tục nhập Cảng Năm Căn, sau 20 ngày bị tạm giữ.
TP - Ngày 17/8, ông Phạm Khắc Quang, Giám đốc Cty CP Phúc Trung Nam cho biết, Đồn biên phòng cửa khẩu Năm Căn (Cà Mau) vừa gia hạn thêm 23 ngày tạm giữ 3 tàu, chứng chỉ hành nghề và hơn 70 m3 gỗ trắc qua xử lý của doanh nghiệp này nhập từ Campuchia.
TP - Ngày 13/8, Thường trực UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau nhanh chóng giải quyết theo pháp luật đối với 3 tàu chở gỗ trắc bị bắt giữ tại Cảng Năm Căn.
TP - Ngày 10/8, Cục Phòng chống buôn lậu và ma túy miền Nam - Bộ TL Bộ đội Biên phòng cử cán bộ phối hợp với Đồn biên phòng cửa khẩu Năm Căn (Cà Mau) điều tra nguồn gốc 3 tàu chở gỗ trắc cập Cảng Năm Căn, xuất phát từ Campuchia, chở khoảng 70 m3 gỗ trắc qua xử lý. Chín người đi trên 3 tàu này cũng bị tạm giữ để điều tra.
TP - Ngày 24-2, một nguồn tin của Tiền Phong cho biết, cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự vụ 15 toa tàu chở gỗ lậu quý hiếm, để điều tra cá nhân, tổ chức vi phạm.
TP - Cơ quan CSĐT Hải Phòng vừa phá đường dây chuyên rút ruột container, thu gần 30 tấn gỗ trắc. Trước đó, gần chục chuyến xe đầu kéo container chở gỗ trắc từ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đến cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Tuy nhiên, dù những container gỗ này được niêm phong cẩn thận nhưng gần 30 tấn gỗ trong 8 container vẫn không cánh mà bay.
TP - Ngày 3-4, tin từ UBND huyện Đắk Hà (Kon Tum) cho biết, huyện đã có văn bản cấm việc đào bới tìm kiếm gốc rễ gỗ trắc của dân cư trên địa bàn huyện.