Vụ “buôn lậu” gỗ trắc ở tỉnh Quảng Trị:

Kiến nghị triệu tập những người liên quan bán vật chứng

Một trong 22 container của lô gỗ trắc lúc bán đấu giá.
Một trong 22 container của lô gỗ trắc lúc bán đấu giá.
TP - TAND thành phố Đà Nẵng dự kiến xét xử lại sơ thẩm vụ “buôn lậu” gỗ trắc vào ngày 15 và 16/3, nhưng đã hoãn. Luật sư của các bị cáo đang kiến nghị triệu tập ra tòa những người liên quan việc bán vật chứng rẻ mất khoảng 250 tỷ đồng “để làm rõ bản chất vụ án”.

Kiến nghị của luật sư Nguyễn Trường Thành vừa gửi Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Trưởng ban Nội chính và một số cơ quan khác của thành phố Đà Nẵng. Vụ án này, TAND thành phố Đà Nẵng xử sơ thẩm lần thứ nhất trong hai ngày 30 và 31/10/2014, đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung và ngày 25/1/2016, Viện KSNDTC có cáo trạng.

Cuối năm 2011, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Ngọc Hưng ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) của vợ chồng ông Trương Huy Liệu, mua gỗ trắc từ Lào và theo điều khoản hợp đồng là giao nhận tại cửa khẩu Lao Bảo. Ngày 17/12/2011, ông Liệu nhận lô gỗ chứa trong 22 container, tại cửa khẩu Lao Bảo, khai báo hải quan và đóng thuế đủ. Hai ngày sau, ông xuất nguyên lô gỗ sang Hồng Công. Trên đường chở xuống tàu ở cảng Đà Nẵng, lô gỗ bị bắt giữ và vợ chồng ông Liệu bị khởi tố tội “buôn lậu”. Ba cán bộ hải quan bị khởi tố tội “thiếu trách nhiệm…”.

Có hai uẩn khúc lớn nhất ở vụ án này: những người giám định lô gỗ để đưa ra kết luận làm căn cứ buộc tội không có tư cách pháp nhân về giám định tư pháp. Trong quá trình điều tra và đang có sự tranh cãi giữa nhiều cơ quan là “có tội hay không có tội” thì lô gỗ bị bán vào đầu năm 2014, giá 63 tỷ 920 triệu đồng, theo ông Liệu là rẻ mất khoảng 250 tỷ đồng.

Luật sư Thành kiến nghị “triệu tập đại diện Kiểm lâm vùng II và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để làm rõ vì sao không là giám định viên tư pháp lại tiến hành giám định? Đồng thời làm rõ phương pháp giám định”. Theo kết luận điều tra, giám định đã cân gỗ để quy ra khối lượng trong lúc, quy định pháp luật hiện hành yêu cầu phải đo, không được cân.

Bán lô gỗ là Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp Hà Nội. Theo hồ sơ vụ án: ngày 23/5/2013, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự thành phố Đà Nẵng định giá lô gỗ 63 tỷ 619.706.500 đồng. Gần 8 tháng sau, ngày 10/1/2014 mới đem ra bán đấu giá. Như thế, giá khởi điểm lô gỗ là giá thị trường hay giá nhà nước quy định và tại sao sau thời gian lâu như thế không định giá lại?

Tham gia mua đấu giá có 4 người, bỏ giá chênh lệch nhau đúng 100 triệu đồng và sau chỉ một vòng, 3 người bỏ cuộc. Khách hàng Nguyễn Văn Đại của Cty TNHH Phú Xuân (Phù Xa, Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh) đặt giá 63 tỷ 920 triệu đồng đã thắng. Luật sư Thành phát hiện: “Danh sách khách hàng đăng ký đấu giá đều không ghi ngày, tháng, năm. Phiếu đấu giá của khách hàng Nguyễn Văn Đại và Võ Thị Minh Nguyệt có nét tương đồng”, nên kiến nghị triệu tập cả 4 người tham gia phiên đấu giá ra tòa.

Kiến nghị của luật sư Thành: “Triệu tập đại diện Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự thành phố Đà Nẵng để làm rõ căn cứ định giá. Đại diện Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá Sở tư pháp Hà Nội để làm rõ trình tự thủ tục bán đấu giá bởi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc bán đấu giá vật chứng”. Luật sư cũng kiến nghị triệu tập những người trong Cơ quan CSĐT Bộ Công an “để làm rõ căn cứ pháp lý về quyết định bán đấu giá vật chứng của vụ án”.

Luật sư cũng kiến nghị triệu tập những người trong Cơ quan CSĐT Bộ Công an để làm rõ căn cứ pháp lý về quyết định bán đấu giá vật chứng của vụ án.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.