Giáo hoàng xin lỗi

Giáo hoàng xin lỗi
Giáo Hoàng Benedict XVI nói ngài xin lỗi về bài diễn văn nói tới Hồi giáo, nguồn cơn gây nên sự giận dữ rộng khắp mấy ngày qua. Một nhà thờ chính thống giáo và một nhà thờ Anh giáo đã bị tấn công.
Giáo hoàng xin lỗi ảnh 1

Thế giới Hồi giáo nổi giận trước lời nhận xét của Giáo Hoàng về Đấng Tiên Tri Muhammed

Trong tuyên bố do một quan chức cao cấp của Vatican đọc thay, Đức Giáo Hoàng nói ngài tôn trọng Hồi giáo và hy vọng người theo đạo Hồi hiểu đúng những lời lẽ của ngài.

Trong bài diễn văn đọc hôm Thứ Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã trích lời một hoàng đế Công giáo hồi thế kỷ thứ 14: “Hãy chỉ cho ta thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới mẻ. Các vị sẽ chỉ tìm thấy những điều xấu xa và tàn bạo, như mệnh lệnh của ông ta là truyền bá đức tin của mình bằng lưỡi gươm”.

Ngay lập tức, trích dẫn trên đã làm dấy lên một làn sóng phản đối từ người Hồi giáo trên toàn thế giới.

Các lãnh tụ tôn giáo và chính trị từ các nước Hồi giáo đã chỉ trích lời phát biểu trên và đòi Đức Giáo hoàng phải xin lỗi.

Phóng viên BBC tại Rome Christian Fraser nói tốc độ phản ứng của Vatican cho thấy toà thánh La Mã đánh giá tình hình nghiêm trọng tới mức nào.

Phản ứng gay gắt

Giáo hoàng xin lỗi ảnh 2
Lời trích dẫn gây tranh cãi của Giáo Hoàng được đưa ra trong chuyến thăm của Ngài tới Đức

Tổng thống của Pakistan, ông Pervez Musharaf nói về "những khuynh hướng độc ác nhằm gắn khủng bố với Hồi giáo", gây tăng thêm "sự chán ghét phương Tây."

Giáo Hoàng Benedict được cho là rất rầu lòng về cách thức người ta diễn giải lời bình luận của ngài.

Giới phóng viên nói chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Thổ Nhĩ Kỳ có đa số là dân Hồi giáo vào tháng Mười Một tới đây chưa chắc đã được thực hiện.

Tin cho hay, một nhà thờ Anh giáo và một nhà thờ Chính thống giáo đã bị đánh bom xăng tại thành phố Nablus ở khu Tây Ngạn.

Một nhóm có tên Sư Tử của Thượng Đế Duy Nhất, tự xưng đã tiến hành các vụ tấn công, thì nói họ đang tiến hành phản đối trước những lời nhận xét của Giáo Hoàng.

Phát biểu tại kỳ họp thượng đỉnh Phong Trào Không Liên Kết diễn ra tại Cuba, Tướng Musharraf đã góp thêm tiếng nói cùng các lãnh tụ Hồi giáo đang chỉ trích Giáo Hoàng.

"Chiến lược của chúng ta là cần phải phản đối một cách rõ ràng những khuynh hướng độc ác nhằm gắn khủng bố với Hồi giáo và sự phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo, là điều đang làm tăng thêm sự chán ghét giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo," ông nói.

Cũng trong kỳ họp này, Thủ Tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi nói Giáo Hoàng cần có hành động tiếp theo để làm dịu đi sự giận dữ của người Hồi giáo.

"Giáo Hoàng không thể coi nhẹ sự giận dữ tràn lan đã được tạo ra", hãng tin Bernama của Malaysia trích lời ông Badawi.

"Vatican nay phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề này và phải tiến hành những bước đi cần thiết để sửa chữa sai lầm."

Tuy nhiên, Thủ Tướng Đức Angela Merkel lên tiếng bảo vệ Giáo Hoàng, nói những người chỉ trích đã hiểu sai lời phát biểu của Ngài.

Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Hồi giáo đầu tiên mà Giáo Hoàng dự kiến sẽ tới thăm vào tháng Mười Một tới đây, phóng viên BBC Sarah Rainsford nói sự chỉ trích đang ngày càng tăng thêm chứ không hề giảm bớt.

Chị nói, cho tới nay, mới chỉ có các cuộc biểu tình nhỏ trên đường phó, nhưng tâm trạng chung của người dân Thổ Nhĩ Kỳ là tức giận Giáo Hoàng.

Nhiều người trong số họ vẫn chưa quên lời nhận xét trước đây, khi Giáo Hoàng nói Thổng Nhĩ Kỳ thuộc về một phạm vi văn hoá khác và không có chỗ đứng trong Châu Âu.

Theo BBC

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.