Chính sách tài chính
Chia sẻ tại Diễn đàn “Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì – với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, bà Nguyễn Thùy Dương – Phó phòng Phát triển giải pháp tài chính – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Viettinbank) cho biết, các giải pháp tài chính ăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, với mắt xích chính là doanh nghiệp và cho vay trọn đời dự án,… hiện chưa có những phương án đồng bộ.
Diễn đàn “Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn ra chiều 17/12
Bà Nguyễn Thùy Dương cho biết, các thách thức trong tài trợ chỗi nông nghiệp đang gặp phải như xác định đối tượng ưu tiên thiếu các quỹ bảo hiểm cho lĩnh vực, thủ tục vay vốn, thẩm định cần nhiều thời gian, chưa có bộ tiêu chí đánh giá chuyên mông cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Nguyễn Thùy Dương – Phó phòng Phát triển Giải pháp Tài chính (GPTC) – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (ViettinBank)
Do đó, bà Nguyễn Thùy Dương kiến nghị các giải pháp tài trợ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp:
Thứ nhất, kiến nghị các bộ ban ngành, các ngân hàng quốc tế chia sẻ các kinh nghiệm về tài trợ chuỗi cung ứng nồn nghiệp cho các ngân hàng thương mai Việt Nam.
Thứ hai, điều chỉnh các chính sách pháp luật liên quan đến vay vốn ngân hàng như các chính sách về tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, tài sản hình thành trên đất như nhà kính trên đất nông nghiệp... kiến nghị ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan có chính về dự trữ bắt buộc các ngân hàng thương mại cho vay sản xuất nông nghiệp, xóa nợ đối với các khoản vay không có khả năng thu hồi đối với các rủi ro liên quan. Hỗ trợ phí bảo lãnh cho các nhà đầu tư nông nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích về giá để các hộ kinh doanh có lợi thế hơn về giá.
Bên cạnh đó, phát triển thêm một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp để hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp làm nông nghiệp yên tâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Xây dựng chính sách hỗ trợ phí bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy thêm các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào ngành nghề nhiều rủi ro này.
Xây dựng cơ sở hạ tầng logictics phục vụ xuất khẩu nông, thủy hải sản, xây dựng sàn giao dịch tập trung các công ty cung cấp dịch vụ logictics, cảng và cơ quan chuyên ngành.
Có những chính sách giá hợp lý với doanh nghiệp đóng gói bao bì đảm bảo tạo các mối quan hệ bền chắc, lâu dài với doanh nghiệp chủ hàng nong sản. Có những chính sách tài trợ và tiêu chuẩn kho bảo quản sau thu hoạch. Chú trọng đầu tư những nghiên cứu giúp người nông dân tìm ra giải pháp kết nối rộng hơn để không chỉ được mùa, được giá mà còn xuất khẩu sản phẩm nông sản chất lượng tốt đến thị trường quốc tế. Phát huy vai trò của Cục xúc tiến Thương mại và các trang cổng thông tin kết nối Doanh nghiệp, nông nghiệp với thị trường quốc tế. Tiếp cận nguồn vốn tài trợ Quốc tế, đưa ra các gói sản phẩm tín dụng tài trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Liên kết nông dân và doanh nghiệp
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng việc ứng dụng công nghệ cao được áp dụng và đạt được những hiệu quả lớn, nước ta rất có tiềm năng trong phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, hệ sinh thái này bao gồm rất nhiều thành phần tham gia từ hộ gia đình đến hợp tác xã, doanh nghiệp, các tập đoàn. Ứng dụng ở đây được sử dụng trong cả một chuỗi.
Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Nhưng vấn đề áp dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp chưa thực sự được đẩy mạnh triệt để, ngoài về vốn, đất đai, thông tin thị trường… thì điều quan trọng nhất là chính sách.
Cần phải giải được câu hỏi ai là người giải được câu hỏi ai là người cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao. Người nông dân có đến 9 triệu hộ, về cơ bản dù các doanh nghiệp có lớn đến mấy thì lượng sản phẩm nông nghiệp trên thị trường đến nay vẫn là đến từ nông dân. Do đó, để phát triển liên kết nông nghiệp phát triển bền vững thì vai trò liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là quan trọng nhất trong 4 nhà hay 6 nhà.
Vấn đề cần giải quyết đó là thay đổi tư duy, không phải sản xuất quy mô lớn hay nhỏ, mà phải phù hợp với điều kiện của địa phương và người sản xuất, người đầu tư. Từ đó mới có thể nghiên cứu được chính sách.
Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao cần được định danh một cách cụ thể, có tiêu chuẩn phù hợp với địa phương, với người nông dân thì mới có thể xây dựng được chính sách phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, các công nghệ cao về nông nghiệp của nước ngoài khi áp dụng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phù hợp với môi trường, khí hậu, chưa phát huy được hết hiệu quả. Do đó, cần xem xét nghiên cứu công nghệ, vật liệu phục vụ công nghệ cao nội địa.