Giải Nobel hóa học vinh danh 3 người làm ra pin lithium

Phác họa chân dung 3 nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2019. (Ảnh: Ủy ban giải thưởng)
Phác họa chân dung 3 nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2019. (Ảnh: Ủy ban giải thưởng)
TPO - Chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2019 vừa được xác định là John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham, và Akira Yoshino nhờ nghiên cứu cải tiến công nghệ pin sử dụng lithium. 

Nhà nghiên cứu John B Goodenough ở ĐH Texas, M Stanley Whittingham ở ĐH Binghamton và  Akira Yoshino ở ĐH Meijo sẽ chia đều nhau phần thưởng trị giá 9 triệu kronor (hơn 21 tỷ đồng), Học viện khoa học hoàng gia Thụy Điển ở Stockholm hôm nay thông báo.

Năm nay 97 tuổi, ông Goodenough là người cao tuổi nhất từng được nhận giải Nobel trong bất kỳ lĩnh vực nào. 

Pin sử dụng ion lithium từ lâu đã được đồn là xứng đáng với giải thưởng, một phần bởi loại pin này đã được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong việc phá triển thế giới công nghệ cao của con người hiện nay. Gọn nhẹ hơn và mạnh hơn loại pin sạc trước đây, pin lithium được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại di động đến laptop và xe ô-tô điện. 

Đây là giải thưởng Noble Hóa học lần thứ 111, với giải thưởng đầu tiên được trao vào năm 1901. Mới có 5 phụ nữ từng được trao giải này, trong đó bà Frederick Sanger được trao hai lần, còn hai bà Marie Curie và Linus Pauling đều giành giải Nobel Hóa học và một giải Nobel trong lĩnh vực khác. 

GS Saiful Islam, một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tại ĐH Bath, đánh giá rằng thành tựu của ba nhà khoa học được chọn năm nay giúp tạo nên cuộc cách mạng thiết bị di động. 

“Theo quan điểm của tôi, giải thường này đã phải chờ quá lâu và thật vui mừng khi chứng kiến một lĩnh vực quan trọng của hóa học vật liệu đã được thừa nhận”, ông nói. 

Hôm qua, giải Nobel Vật Lý 2019 đã gọi tên 3 nhà khoa học James Peebles, Michel Mayor và Didier Queloz vì những phát hiện mang tính đột phá về sự tiến hoá của vũ trụ.

Hôm 7/10, hai nhà khoa học người Mỹ William Kaelin và Gregg Semenza cùng nhà học Anh Peter Ratcliffe giành giải Nobel Y sinh vì khám phá ra cơ chế của tế bào cơ thể người cảm nhận và phản ứng với các mức độ oxy khác nhau, mở đường để phát triển phương pháp điều trị các bệnh thiếu máu, ung thư và các bệnh khác. 

Giải Văn chương và Hoà bình được thông báo tương ứng vào ngay mai và thứ Sáu. Năm nay sẽ có 2 giải Văn chương được trao vì năm ngoái giải thưởng này bị hoãn sau khi xảy ra vụ bê bối gây chấn động Viện khoa học hoàng gia Thuỵ Điển.

Theo theo Guardian, CNN
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.