Giải mã cuộc tập trận trên eo biển Đài Loan của Không quân Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Một chiếc H-6K ngoài khơi Đài Loan năm 2016.
Một chiếc H-6K ngoài khơi Đài Loan năm 2016.
Không quân Trung Quốc tháng trước đã thể hiện các khoa mục của một chiến thuật quan trọng cho một cuộc chiến tranh xuyên eo biển Đài Loan.

Vào ngày 26 tháng 3, 20 máy bay chiến đấu của Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã xuất kích từ lục địa Trung Quốc và tiếp cận Đài Loan theo hai trục.

Trong khi hầu hết các máy bay thăm dò khu vực phòng thủ của Đài Loan ở phía tây nam hòn đảo, 4 máy bay ném bom mang tên lửa hành trình H-6K và một máy bay yểm trợ Y-8 tiếp tục bay về phía đông nam qua eo biển Ba Sĩ ngăn cách Đài Loan và Philippines sau đó quay về phía bắc, đến một khu vực trong không phận quốc tế phía đông Đài Loan.

Nói cách khác, các máy bay ném bom của PLAAF đã bao vây Đài Loan - một động thái mà tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc coi là có khả năng quyết định trong thời chiến. "Từ vị trí đó, PLA không chỉ có thể tấn công các cơ sở quân sự ở phía đông hòn đảo mà còn phong tỏa đảo hoàn toàn. "

Nhưng còn lâu mới kết luận được rằng không quân Trung Quốc có thể dễ dàng thực hiện việc này trong chiến đấu. Đầu tiên, kẻ thù – các lực lượng Đài Loan và Mỹ với các khẩu đội tên lửa, máy bay chiến đấu phòng không và tàu chiến mang tên lửa – phải được tính đến.

Thứ hai, chưa rõ các phi hành đoàn của PLAAF có sở hữu những kỹ năng và sự hỗ trợ cần thiết để bay một cách đáng tin cậy và an toàn hàng ngàn km trên biển Thái Bình Dương mênh mông hay không.

Không chiến trên bộ đã khó. Không chiến trên đại dương còn khó hơn. Trên mặt nước, điều hướng, liên lạc và phối hợp — chưa nói đến việc chiến đấu hiệu quả với kẻ thù có kinh nghiệm, công nghệ cao — đã là vấn đề lớn.

“Mặc dù PLAAF đang tăng số lượng các chuyến bay trên biển, nhưng họ cũng đã thừa nhận những thách thức liên quan đến việc huấn luyện bay ở vùng biển xa”, hai tác giả Kenneth Allen và Cristina Garafola viết trong một cuộc khảo sát mới do Không quân Mỹ tài trợ về lịch sử và tổ chức của không quân Trung Quốc.

Allen và Garafola đã trích dẫn một cuộc phỏng vấn năm 2017. Các phi công Trung Quốc từ Bộ chỉ huy Phía nam của PLAAF đã thảo luận về một số vấn đề mà lực lượng không quân của họ đang cố gắng giải quyết để cải thiện khả năng chiến đấu ở “vùng biển xa”.

Chuyện thông tin liên lạc đứng đầu danh sách. “Do các biện pháp thông tin liên lạc hạn chế trong quá trình huấn luyện ở biển xa, các biện pháp hỗ trợ toàn diện — bao gồm radar thường xuyên, máy bay chỉ huy và liên lạc trên không, tàu hải quân và vệ tinh liên lạc — cần được tích hợp tốt hơn”, Allen và Garafola viết .

Họ tiếp tục: “So với bay trên đất liền, huấn luyện trên biển xa có nhiều khả năng bị lệch đường bay đã thiết kế”. Các môn học có độ khó cao liên quan đến huấn luyện xa bờ đặt ra những thách thức mới đối với khả năng kỹ thuật và chiến thuật của nhiều phi công. Các môn học này bao gồm tấn công mục tiêu trên biển, không chiến chống lại các loại máy bay khác nhau trên bộ và trên mặt nước, tiếp nhiên liệu trên không và chiến đấu với lực lượng hải quân đối phương.

Đặc biệt, về những thách thức thể chất, thời gian bay dài hơn bốn giờ thường dẫn đến sự mệt mỏi của phi công.

Điều kiện thời tiết trong quá trình huấn luyện trên biển là không thể đoán trước — và việc thu thập dữ liệu liên quan đến thời tiết cũng vẫn là một thách thức.

Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trong quá trình huấn luyện trên biển xa vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với PLAAF do hạn chế của thiết bị tìm kiếm cứu hộ, tầm nhìn thấp vào ban đêm và điều kiện thời tiết phức tạp.

Việc huấn luyện bay ở vùng biển xa tiếp tục thách thức khả năng hỗ trợ bảo trì của PLAAF. Nhiều sự cố liên quan đến hàng hải không thể cứ lấy phương án trên đất liền mà áp dụng được.

Không quân Trung Quốc biết rằng họ có vấn đề về mặt nước. "Các cuộc tập trận trên biển khơi sẽ trở thành một phần huấn luyện thường xuyên", Đinh Lai Hàng, một trung tướng của PLAAF, nói vào năm 2017.

PLAAF đang “dần dần mở rộng hoạt động huấn luyện biển xa. Vũ khí, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, vật tư và kỹ năng tìm kiếm cứu nạn hàng không phải bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ,” tướng Đinh nói thêm.

Việc lực lượng không quân Trung Quốc thực hiện các khoa mục trên bầu trời gần Đài Loan trong tháng 3 một cách an toàn có thể là một gợi ý rằng các nỗ lực huấn luyện bay biển của họ đang bắt đầu thành công.

Tất nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ tầm xa, trên mặt nước trong thời bình là một việc. Thực hiện nhiệm vụ đó trong khi ai đó đang bắn vào bạn là một việc hoàn toàn khác.

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.