Phát triển vùng nguyên liệu sữa:

Giá trị bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

 Đầu tư cho nông dân nuôi bò tạo ra sự phát triển bền vững cho FrieslandCampina
Đầu tư cho nông dân nuôi bò tạo ra sự phát triển bền vững cho FrieslandCampina
TP - Tiếp nối sứ mệnh tạo lập giá trị chung cho cộng đồng, trong năm 2014 Cty FrieslandCampina Việt Nam (FCV) đã chính thức khởi công xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây được xem là một bước tiến quan trọng của FCV sau hơn 18 năm song hành cùng nông dân để nỗ lực phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.

Mô hình hợp tác công- tư

Dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững ở Việt Nam được hợp tác thực hiện bởi Tập đoàn FrieslandCampina, các đối tác Hà Lan trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và quản lý trang trại, chính quyền tỉnh Hà Nam và Chính phủ Hà Lan trong khuôn khổ của Chương trình Phát triển Kinh doanh Bền vững và An ninh Lương thực trong giai đoạn từ năm 2014- 2018. Mục tiêu của dự án là hình thành và phát triển vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp và bền vững theo quy mô trang trại gia đình, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm và giảm thiểu việc nhập khẩu sữa.

Với vai trò là đối tác chính của dự án, FCV sẽ quản lý, điều hành và trực tiếp đầu tư để xây dựng 3 vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp. Chọn phương thức triển khai dự án thông qua mô hình hợp tác công- tư với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hà Nam, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, FCV thể hiện quyết tâm gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng sữa tươi thông qua các hợp đồng hợp tác với các trang trại nông hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và tự chủ quản lý trang trại, phát triển nguồn nguyên liệu sữa tươi ngay tại địa phương.

Với dự án tại tỉnh Hà Nam, FCV chú trọng đến mục tiêu hàng đầu là phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững mà theo đó các yếu tố cốt lõi luôn được chú trọng là: Lợi nhuận cho người chăn nuôi và tính cạnh tranh so với các ngành nghề khác; Phát triển hài hòa và thân thiện đối với môi trường; Luôn góp phần đảm bảo chất lượng và an toàn sữa thực phẩm ngay từ khâu chăn nuôi tại các trang trại; Kết gắn và cùng phát triển với cộng đồng trên địa bàn chăn nuôi mà theo đó đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội cho sự phát triển bền vững chung của nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Cụ thể, FCV nhắm đến sự hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô gia đình (40 - 60 bò sữa/trại). Hướng phát triển bền vững này khác hẳn với các quy mô trang trại khổng lồ (500 đến hơn 10.000 bò/trại). Với truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa lâu đời, vai trò của Chính phủ Hà Lan đối với dự án của FCV tại tỉnh Hà Nam là kết gắn - hỗ trợ và chia sẻ về kinh nghiệm quản lý dự án và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa với quy mô gia đình. Việc ứng dụng các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa phục vụ mục tiêu phát triển bền vững sẽ là những hỗ trợ qúy giá để giúp dự án đầu tiên này ở Việt Nam thành công trong những năm tới.

Gốc rễ của sự phát triển bền vững

Theo dự kiến đến năm 2018, sau 5 năm thực hiện, dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững sẽ xây dựng được 3 vùng chăn nuôi bò sữa tập trung. Trong đó, mỗi vùng sẽ có khoảng 50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tối thiểu 7 triệu kg sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm cho người lao động. Mỗi trang trại chăn nuôi sau 5 năm tham gia dự án sẽ có đàn bò sữa đạt quy mô từ 50 đến 80 con, có đất trồng cỏ và ngô để cung cấp đủ thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra, dự án còn hướng đến mục tiêu xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn từ cơ bản đến nâng cao, xây dựng hệ thống nguồn cung cấp thức ăn cho bò sữa và tìm kiếm những dịch vụ tài chính phù hợp cho nông dân tham gia dự án.

Như vậy, việc triển khai thực hiện dự án đã góp phần giúp giải quyết các vấn đề xã hội lớn như đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm cho người lao động; mang đến thu nhập cao từ chăn nuôi bò sữa cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thực hành chăn nuôi sẽ làm cho nghề này trở nên hấp dẫn đối với thanh niên nông thôn, nhờ vậy giảm áp lực đô thị hóa, và tạo động lực phát triển nông thôn mới.

Ông Trần Quốc Huân, Phó Tổng Giám đốc Cty FrieslandCampina Việt Nam khẳng định: “Trong luận chứng kinh tế kỹ thuật để trình cho UBND tỉnh Hà Nam xin giấy phép hoạt động cho khu chăn nuôi bò sữa tập trung, không hề có những tham vọng về đất đai và lợi nhuận mà chỉ gồm những biện pháp bền vững để cùng với chính quyền địa phương tạo ra giá trị lớn nhất từ đất, để người nông dân có thể tiếp cận đất đai và nguồn vốn để hình thành và khai thác hiệu quả trại bò sữa quy mô nông hộ, và để các đối tác Hà Lan có thể phát huy năng lực chuyên môn của mình để tăng thêm giá trị làm ra”.

Có thể nói, dự án của FCV đã tạo ra cú hích đối với ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam. Nếu như năm 2008, toàn tỉnh Hà Nam chỉ có chưa đầy 100 con bò sữa thì đến tháng 11/2014, đàn bò sữa toàn tỉnh đã gần cán mốc 1.000 con. Các xã vùng đất bãi ven sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên hiện dẫn đầu với số lượng bò sữa gần 700 con, riêng xã Mộc Bắc của huyện này đang trở thành thủ phủ bò sữa của huyện với trên 400 con. Dự kiến đến cuối năm 2015, Hà Nam sẽ nâng tổng số đàn bò sữa lên trên 2.000 con, và tiếp tục tăng tốc tới 7.000 - 8.000 con vào năm 2020.

Năm 2014 tổng sản lượng thu mua sữa tươi của Cty FrieslandCampina Việt Nam đạt khoảng 102,4 triệu kg, tăng 24% so với năm 2013.

MỚI - NÓNG