Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông

Một gia đình gồm hai vợ chồng, con gái nhỏ lánh xa người thường, ngày ngày không mặc quần áo, cạo trọc đầu sinh hoạt tại ngôi nhà tạm trên bãi sông Hồng (quận Long Biên, Hà Nội).
Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 1

Tại bãi giữa sông Hồng khu vực phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội) từ hơn một năm nay xuất hiện gia đình ba thành viên để đầu trọc, thường không mặc quần áo.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 2

Anh chồng 24/24h khỏa thân, còn chị vợ lúc mặc lúc không.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 3

Đó là gia đình anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, chị Lê Thị Mùi. Ngôi nhà của hai vợ chồng cùng cô con gái 7 tuổi ở làm bằng tre nứa biệt lập, cách xa khu dân cư bán kính khoảng 200 m.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 4

Người đàn ông sinh năm 1974, bất chấp việc con gái mình đã lớn, vẫn tồng ngồng trước mặt bé. Trong ảnh, bố nằm đọc sách trong khi con gái ngồi bên. Từ sáng tới khuya, anh Nghĩa thường nghiên cứu các cuốn nói về đạo Phật.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 5

Bé tên là Nguyễn Đức Hạnh, sinh năm 2009. Nghĩa cho biết, anh đặt tên con như vậy với mong mỏi đứa trẻ lớn lên sẽ có tâm đức, hiếu và được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 6

Năm nay, dù đã 7 tuổi nhưng Hạnh vẫn thích ngậm ti mẹ như đứa trẻ sơ sinh.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 7

Chị Mùi cho biết, từng bị tâm thần nhẹ. Từ ngày chị gặp được anh Nghĩa, sinh ra bé Hạnh rồi chuyển ra bãi giữa, căn bệnh này đã đỡ hẳn và tránh xa được xã hội bon chen. "Người đời nói chúng tôi khổ, nhưng ở đây nhà tôi chẳng thiếu gì, cơm ăn áo mặc còn chẳng hết, không gian sống thì trong lành", chị tâm sự.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 8

Bé Hạnh nhảy xuống sông vùng vẫy trong khi mẹ giặt quần áo. Hàng ngày cứ mỗi khi nóng cả nhà đều được bơi lội thỏa thích.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 9

Bé Hạnh học ngồi thiền do bố chỉ dạy. Ngày nào cô bé cũng làm như vậy khoảng một tiếng.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 10

Cuộc sống biệt lập, không có bạn bè, hàng ngày Hạnh chủ yếu chơi với con búp bê nhặt được ngoài bãi rác. Cô bé cũng cạo trọc đầu búp bê cho giống cả nhà.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 11

Lên 7 tuổi, không được đến trường như trẻ em khác, Hạnh chỉ tự học và được phụ huynh dạy cho cách viết tên mà không làm gì khác ngoài nghe truyện bố đọc.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 12

Cuộc sống cứ như vậy đã được hơn một năm nay. Các thành viên không giao lưu với dân xóm chài gần đó mà chỉ quan hệ với một số người đến tập thể dục ở khu vực sân bóng.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 13

Cả gia đình sinh hoạt không có giờ giấc, đói là ăn, muốn ngủ là ngủ ở bất cứ lúc nào. "Hay bị các côn trùng đốt lắm nhưng ở lâu thành quen", chị Mùi cho biết.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 14

"Mỗi lần hết tiền hay đồ ăn lại đi xin. Giờ chỉ đi một mình chứ không dẫn nó (tức Hạnh) đi cùng nữa vì nó bảo nhặt rác hay ăn xin là hèn. Bà nội thì ghét bỏ nên tôi chẳng dám về bên đó xin tiền", người phụ nữ đầu tâm sự.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 15

Hàng ngày, cô bé 7 tuổi đi lấy nước từ dưới sông Hồng lên cho mẹ nấu nướng, rửa rau, vo gạo.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 16

Đồ ăn sau khi nấu lên cả nhà sẽ cùng dùng chung với mèo, gà, vịt nuôi. Anh Nghĩa hướng dẫn cả gia đình phải yêu thương các loài động, thực vật và không được làm hại chúng.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 17

"Bà nội quý con lắm. Con được bà làm sinh nhật hai lần, lần thì bằng bánh ngọt, năm ngoái là bằng sữa chua. Nhưng bà ghét mẹ vì mẹ hay cởi truồng nên không cho bố mẹ ở cùng. Con chỉ muốn cả nhà về ở với nhau thôi", Hạnh buồn rầu nói.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 18

Cô bé 7 tuổi thường xuyên đi hái bắp chuối đem cho nhà thuyền đi ngang qua và mang về nhà để trộn cơm ăn.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 19

Cô bé đang hướng dẫn mẹ cách bổ dừa. "Mẹ toàn bổ dọc thế thì làm sao mà ra được nước", Hạnh giảng giải.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 20

Cô bé đi mua sách cũ cùng bố và môt người bạn. Hạnh thích đọc sách nhưng mỗi lần ra đường đều bị đau đầu và nhức mũi do ồn ào và khói bụi...

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 21

Mỗi khi mát trời, Hạnh lại vui vẻ tự tung tăng vui chơi một mình trước sân nhà.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 22

"Cháu ước trong phố cũng mát mẻ như ở bãi để được đi chơi nhiều hơn nhưng ở bãi nhiều người chẳng mặc gì quá chú ạ", Hạnh có ý nói những chú, bác "tắm tiên" gần nhà mình.

Gia đình "bộ lạc nguyên thủy" ở bãi sông ảnh 23

Bé Hạnh cho biết, mơ ước là muốn được đi học và để tóc dài nhưng với điều kiện là phải có ai đó gọi mình là "chị".

Ông Nguyễn Văn Được, Tổ trưởng xóm bãi giữa phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, gia đình anh Nghĩa trước đây ở phố Hàng Giầy (quận Hoàn Kiếm), bố mẹ anh đều là giáo viên. Anh Nghĩa từng học rất giỏi, có tiếng nhưng kể từ sau một sự cố, anh không còn muốn mặc quần áo và hướng mình theo đạo Phật. Người đàn ông sinh năm 1974 thường ra khu vực có nhiều thanh niên "tắm tiên" tham gia thể thao tự nhiên cùng mọi người.

Hàng ngày anh không làm gì mà thường để vợ đi hái rau với chuối dại trên bãi, đồng thời nhận đồ ăn từ bạn bè. Nghĩa đọc rất nhiều sách và có không ít bạn bè.

Vị Tổ trưởng xóm bãi giữa cũng tiết lộ, tính tình anh Nghĩa hiền lành, chưa bao giờ cãi nhau với ai, đang nằm trong danh sách nhận quà từ thiện của xóm.

Năm 2006, Nghĩa gặp Mùi (1964, quê ở Hải Dương) trong một đêm tập thể dục ở bãi giữa. Từ đó hai người về ở với nhau và đến năm 2009 sinh ra bé Hạnh. Và đến khoảng đầu năm 2015, anh chị bỏ hẳn căn nhà được bố mẹ cho tại quận Hà Đông (Hà Nội) để về bãi giữa sông Hồng sống một cuộc đời tách biệt.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.