Gạo nhựa Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam hay chưa?

Gạo sẽ trở nên cứng sau khi được nấu chín.
Gạo sẽ trở nên cứng sau khi được nấu chín.
Ngày 20/5, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin gạo giả xuất hiện ở Việt Nam.

Báo chí Malaysia mới đây đưa tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore.

Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho rằng gạo giả là thông tin không có thật. Vì giá thành gạo hiện nay khá rẻ. Trong khi đó để sản xuất gạo giả có thể còn cao hơn giá gạo thật. Không có lợi nhuận họ sẽ không làm.

Trước đó, đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã khẳng định thông tin gạo giả tại Hà Nội là chưa chính xác. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có kết quả phân tích năm mẫu gạo cho thấy có các chỉ tiêu (protein, tinh bột, vitamin B1) phù hợp với thành phần gạo Việt Nam, không phải là gạo giả. 

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng không phát hiện chất tẩy trắng, chất đánh bóng trong các mẫu phân tích.


Theo Theo Pháp luật TPHCM
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.