Trung Quốc đã có phản ứng đầu tiên sau quyết định của Philippines đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Đông ra Tòa án Trọng tài của Liên hợp quốc (LHQ).
TPO- Theo Thời báo Hoàn cầu hôm 22-1, Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ thông qua ngoại giao, nhưng một lực lượng quân sự hùng mạnh sẽ là chỗ dựa vững chắc trên bàn đàm phán.
TPO - Ngày 19-1, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) cho hay hai nhóm tàu hải giám đang tuần tra riêng biệt ở các vùng khác nhau trên biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta gìn giữ, quản lý. Nhưng cách đây đúng 39 năm, Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực.
TPO-Ông Vũ Đức Khanh, luật sư gốc Việt, chuyên gia quan hệ quốc tế và luật quốc tế có bài trên tờ Asia Sentinel về tình hình Biển Đông 2013 xoay quanh vai trò hai ông lớn Mỹ - Trung. TPO trân trọng giới thiệu:
TPO- Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có bài đăng trên tạp chí chính trị kinh tế Project Syndicatte nói về các thách thức an ninh trên biển. Báo Tiền Phong xin lược dịch bài viết này nhân dịp ông thăm VN và các nước ĐNÁ.
Chính quyền Philippines ngày 13-1 đã tỏ ý quan ngại trước các nguồn tin báo chí cho biết Bắc Kinh vừa công bố một tấm bản đồ chính thức mới, gộp vào lãnh thổ Trung Quốc toàn bộ các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.
TPO- Nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Phillippines 10 tàu tuần tra, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hongkong hôm nay 11-1 đưa tin.
Ngày 9-1, lễ chuyển giao cương vị tổng thư ký Asean đã diễn ra tại Jakarta, Indonesia, nơi có trụ sở Ban thư ký Asean. Ông Lê Lương Minh, thứ trưởng Ngoại giao VN, đảm nhận vị trí này từ người tiền nhiệm Thái Lan là tiến sĩ Surin Pitsuwan.
TPO-Những dự đoán về một cuộc chiến trên Biển Đông chưa bao giờ mạnh mẽ như vậy khi Trung Quốc liên tục có những hành động “khiêu khích” các nước láng giềng.
Trung Quốc lại có một động thái gây căng thẳng mới khi đưa một tàu chiến hiện đại và mạnh nhất đến biển Đông. Bước đi mới chắc chắn sẽ khiến tình hình ở biển Đông thêm phức tạp.
TPO - Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei-Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 2013-tuyên bố, “cùng với an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, vấn đề Biển Đông vẫn là trọng tâm của ASEAN trong 2013”.
TPO - Theo ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), dù kinh tế trong nước và thế giới khó khăn nhưng các chỉ tiêu tài chính năm 2012 của Petrovietnam đều vượt mức đề ra, trong đó lãi trước thuế của PVN lập kỷ lục khi đạt con số 113.000 tỷ đồng.
TP - Ngày 26-12, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố kế hoạch của Trung Quốc nhằm củng cố, phát triển cái gọi là thành phố Tam Sa trên biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế.
TPO - Hôm nay (27-12), Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu Hải tuần 21 (Haixun 21), loại tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông, China Daily đưa tin.
Trong cuộc hội kiến chiều 21 - 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhất trí tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông...
TP - Quay lưng với biển, chưa bao giờ là một đế chế biển trong suốt chiều dài lịch sử nên Trung Quốc đang ráo riết thực hiện mọi hành vi để có thể thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông.
TPO- Hai năm qua là khoảng thời gian Biển Đông liên tục “dậy sóng” và điều này dường như khiến thế giới dự đoán về cuộc chiến năng lượng trong tương lai gần trên khu vực giàu tài nguyên dầu và khí đốt này.
TP - Trung Quốc liên tục thực hiện mưu đồ bành trướng, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam và các nước khu vực biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế. Trước diễn biến đó, các nước ASEAN cần có tiếng nói chung cho vấn đề này, hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết.
TPO - Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 11-12 đăng bài bình luận lớn tiếng vu cáo Việt Nam "ăn cắp" tài nguyên của Trung Quốc và thậm chí còn cổ vũ cho hành động quấy phá phi pháp của nước này trên Biển Đông.
TP - Việc chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông qua kế hoạch khống chế tàu thuyền nước ngoài trên biển Đông từ đầu năm tới bị nhiều nhân sĩ Trung Quốc trong và ngoài nước, lãnh đạo ASEAN, giới chức các quốc gia láng giềng kịch liệt phản đối, vì nó vi phạm nghiêm trọng luật pháp, đe dọa cộng đồng quốc tế…
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan mới đây đã lên tiếng cảnh báo tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề “Palestine của châu Á”, gia tăng xung đột, gây chia rẽ các nước và gây bất ổn toàn bộ khu vực.
TPO – Các nhà ngoại giao hàng đầu Indonesia tính toán sai, thậm chí đã ảo tưởng về vai trò và ảnh hưởng của nước này trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa kết thúc.
Về vấn đề quốc tế hóa hay không vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh khẳng định: Biển Đông là mối quan tâm chung và lợi ích chung của ASEAN và của tất cả các nước.
TPO - Indonesia vừa đề nghị các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thành lập lập đường dây nóng cho phép các quan chức có thể ngăn chặn một cách nhanh nhất khả năng bùng phát xung đột tại Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay (16-11) tham dự cuộc họp với các Bộ trưởng ASEAN tại Campuchia, thảo luận về vấn đề an ninh Biển Đông và hợp tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á.
TPO – Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin Hạm đội Nam Hải của Hải quân nước này vừa tiến hành cuộc tập trận đổ bộ tại các vùng biển thuộc Biển Đông.