> Tổng thống Obama sắp thăm Myanmar
>Hợp tác quốc phòng Mỹ - Campuchia
Tổng thống Obama vẫy chào từ chiếc chuyên cơ "Không lực 1". Ảnh foxnews.com. |
"Không đứng về phía nào"
Trong chuyến công du Đông Nam Á kéo dài một tuần, ngay trước chuyến thăm của tổng thống Mỹ Barack Obama trong tuần tới, ông Panetta có cuộc gặp với 10 Bộ trưởng Quốc phòng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Siem Reap, Campuchia.
Ông Panetta dự kiến sẽ nhắc lại lời kêu gọi thực hiện các biện pháp hòa bình, đa phương, để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Á.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên Biển Đông và biển Hoa Đông", quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tháp tùng ông Panetta nói với các phóng viên.
"Thông điệp của chúng tôi thống nhất với những lời đã phát biểu trước đó, là chúng tôi không đứng về phía nào. Chúng tôi mong muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và chúng tôi không hoan nghênh việc sử dụng áp lực", quan chức Mỹ phát biểu.
Ngoài ra, trong cuộc họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, ông Panetta cũng dự kiến sẽ thảo luận việc nối lại quan hệ quân sự với Myanmar, trong chiến lược hướng đến châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Quan chức quốc phòng cho biết, Washington sẽ xem xét hợp tác với lực lượng vũ trang Myanmar về các chương trình huấn luyện phi thương vong như y tế, giáo dục và cứu trợ thiên tai.
Trong tuần tới, ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Campuchia, cũng như Myanmar, sau hàng loạt những thay đổi chính trị ở Myanmar.
Trong ngày 15-11, ông Panetta đã ký "Tuyên bố Tầm nhìn chung" với Thái Lan, tái khẳng định liên minh quân sự Mỹ - Thái trong "kỷ nguyên mới". Ngày 19-11, Tổng thống Obama cùng Bộ trưởng Quốc phòng Panetta sẽ tới thăm Myanmar và tiếp đến là Campuchia để tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác.
“Tái cân bằng”
Chuyến công du Đông Nam Á sắp tới của Tổng thống tái đắc cử Barack Obama nhấn mạnh cam kết của Washington đối với khu vực và cho thấy trọng tâm trong chính sách “tái cân bằng” của Mỹ.
Dịp này, tạp chí The Diplomat cho đăng bài của John J. Brandon - giám đốc các chương trình hợp tác khu vực của Quỹ Châu Á tại Washington, DC – bình luận về chính sách của Mỹ đối với châu Á.
Theo ông Brandon, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống tái đắc cử Obama là khu vực Đông Nam Á (từ 17 đến 20 - 11) để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), tổ chức tại thủ đô Phnom Penh.
Trong năm 2011, chính quyền Obama tuyên bố, Mỹ cần thiết phải “chuyển trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối ngoại. Theo đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan và chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á.
Với chuyến công du lịch sử đến Campuchia, Tổng thống Obama phát đi thông điệp rằng, khu vực Đông Nam Á (và khu vực châu Á -Thái Bình Dương rộng lớn hơn) là rất quan trọng trong các tính toán chiến lược của Mỹ và cam kết của Washington đối với khu vực này là liên tục, chứ không hề có tính chất thời vụ. |
Trọng lượng kinh tế, chính trị, nhân khẩu học mà khu vực Đông Nam Á tích lũy được đang ngày càng gia tăng. Với tổng dân số hơn 500 triệu người và GDP ước tính 2.000 tỷ USD, các nước ASEAN đang tiến tới thành lập một cộng đồng khu vực hoạt động hiệu quả vào năm 2015.
Trong những thập kỷ tới, các nước ASEAN và các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ thay đổi hình dạng của kinh tế toàn cầu. Châu Á sẽ không chỉ sản xuất hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, mà cũng sẽ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Châu Á sắp có tầng lớp trung lưu đông đảo nhất thế giới.
Chính sách “tái cân bằng” của Mỹ đối với khu vực diễn ra vào thời điểm mà quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh đang gia tăng, trong khi một số quốc gia châu Á - đặc biệt là Philippines và Nhật Bản - đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tất cả các quốc gia châu Á cho rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc ổn định là nền tảng cho sự thịnh vượng và an ninh trong khu vực.
Vấn đề ở chỗ làm sao tìm ra một chính sách ‘tái cân bằng” vừa đảm bảo duy trì những lợi ích của Mỹ về chính trị, kinh tế và an ninh, vừa không làm cho Trung Quốc cảm thấy bị kiềm chế. Có một điều chắc chắn là không một quốc gia châu Á nào muốn buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Washington đang cố gắng “tái cân bằng” vào thời điểm nước Mỹ đang phải đối mặt với thách thức to lớn trong nước - trước tiên là giải quyết vấn đề nợ quốc đang gia tăng không ngừng.
Chậm nhất đến ngày 2-1-2013, Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ phải đạt đuợc thỏa thuận ngân sách để tránh bị rơi vào “vực thẳm tài chính”. Cắt giảm ngân sách, đặc biệt là ngân sách quân sự, chắc chắn sẽ tác động xấu đến khả năng của Mỹ trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như trên toàn thế giới.
Người ta hy vọng rằng, trong nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama sẽ quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ kinh tế với châu Á.
Hiện thời, khi mà hầu hết các lệnh trừng phạt kinh tế Myanmar đã được dỡ bỏ, Mỹ sẽ tìm cách tăng cường và mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á và hỗ trợ quá trình nhất thể hóa cộng đồng này.
Mỹ cũng đang tìm cách hoàn tất hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bao gồm 11 quốc gia ven Thái Bình Dương nhưng không có sự tham dự của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói: “Châu Á là quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ và sự can dự của Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của châu Á”.
Theo VnExpress/Đất Việt