TP - Trao đổi với Tiền Phong, ông Đồng Văn Tự, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT), cho biết, việc xả lũ ở hồ Vực Mấu, đơn vị quản lý hồ là Cty TNHH Một thành viên Thủy lợi Bắc (Nghệ An) đã làm đúng theo quy trình vận hành. Tuy nhiên, việc một số người dân không biết thông tin xả lũ, cần phải làm rõ trách nhiệm từ đâu.
TP - Cơ quan chủ quản hồ Vực Mấu ra văn bản số 92/TB-XNTL thông báo xả lũ kể từ ngày 30/9/2013, nhưng văn bản này có đến được các xã vùng hạ lưu hay không? Các xã có thông báo cho dân và phương án di dân được thực hiện hay không, là những vấn đề cần làm rõ.
TP - Trên chuyến xe cứu trợ thẳng tiến về các tỉnh Bắc Trung bộ vừa trải qua bão lũ, Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An cho hay, ngay sau khi kêu gọi vận động hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai chiều hôm trước, T.Ư Đoàn triển khai ngay công tác cứu trợ, không thể chậm trễ, vì còn có rất nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần giúp đỡ.
TP - Liên quan đến việc hồ đập Vực Mấu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) xả nước gây thiệt hại lớn về người và của, ngày 4/10, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Quang Vinh - Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, việc xả lũ ở hồ Vực Mấu thuộc trách nhiệm của ngành thủy lợi.
TP - Chiều 3/10, tại Hà Nội, Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Công đoàn cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do cơn bão số 10.
TP - Chiều 3/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, trước khi bắt đầu phiên làm việc buổi chiều của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra.
TPO - Chiều 3/10, tại Hà Nội, Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Công đoàn cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do cơn bão số 10.
TP - Quá nửa đêm, trên trang facebook của một PV thường trú tại Nghệ An viết: “Phó Giám đốc Sở Công thương bị lũ cuốn trôi khi đi cứu đói dân”. Chỉ vài giờ sau đó, thông tin ông Nguyễn Tài Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An
TP - Ngày 2/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, toàn bộ lưới điện 500kV, 220kV và 110kV bị sự cố do bão số 10 đã được khôi phục. Cty Điện lực Quảng Bình đã khôi phục thêm 7 trạm biến áp phụ tải tại thành phố Đồng Hới và 5 trạm biến áp phụ tải tại trung tâm thị trấn Hoàn Lão (huyện Bố Trạch).
TP - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã có công điện khẩn gửi tất cả các trường yêu cầu phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho học sinh nghỉ học, khi nào nước rút mới đi học trở lại.
TP - Tại Quảng Trị, bão số 10 quét qua địa bàn làm 20 người bị thương (1 người chết do ngã khi sửa lại mái nhà bị tốc sau bão); hơn 6.000 nhà dân bị sập đổ, xiêu vẹo và tốc mái; hơn 7.000 ha cao su tiểu điền từ 5-15 năm tuổi bị gãy đổ; 30 điểm trường học, với hơn 200 phòng, 3 bệnh viện, trạm y tế và 20 công trình phục vụ dân sinh khác bị tốc mái, hư hỏng…
TP - Chiều 2/10, ông Phạm Văn Bình - Trưởng Ban An toàn giao thông đường sắt (Tổng Cty Đường sắt Việt Nam) cho biết: Đường sắt qua địa phận thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) thoát ngập, hoạt động trở lại vào 23 giờ ngày 1/10.
TPO - Lúc 1h30 sáng nay (3/10), lốc mạnh từ biển vào tiếp tục gây thiệt hại nặng cho xã Bảo Ninh (phường Phú Hải, TP Đồng Hới, Quảng Bình). Lốc lớn cũng xảy ra tại thôn Phú Môn (Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
TP - Nếu không xả lũ, áp lực nước có thể vỡ đập, thiệt hại sẽ khôn lường. Nhưng việc hồ Vực Mấu đột ngột mở 5 cửa xả lũ đã gây cảnh ngập lụt kinh hoàng tại huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Liệu đây có phải là tình huống bất khả kháng?
Ngày 2/10, nhà ông Hồ Viết Thương (50 tuổi, trú phường Phú Hiệp, TP Huế) tổ chức đám tang cho người con gái 14 tuổi tử vong khi đang giúp bố lợp lại mái nhà sau bão.
TP - Ngày 2/10, theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, bão số 10 làm 9 người chết (Quảng Bình 5 người, Thanh Hóa 2 người; Nghệ An 2 người); có 2 người mất tích ở Nghệ An và Quảng Bình; gần 200 người bị thương, trong đó, nhiều nhất là Quảng Bình 140 người, Quảng Trị gần 40 người.
TP - Khóc cạn nước mắt, kiệt sức, bất lực, buông xuôi... là tâm trạng của người dân nhiều vùng quê từ miền rừng đến miền biển của Quảng Bình sau cơn cuồng phong của siêu bão số 10.
TPO - Ngày 2/10, mặc dù thời tiết không còn mưa, nhưng nhiều nơi ở Thanh Hóa vẫn chìm trong nước lũ. Người dân nhiều nơi ở hai huyện Nông Cống và Tĩnh Gia gồng mình gánh lũ chồng lũ.
Cơn bão số 10 gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Hàng nghìn gia đình lâm vào cảnh tay trắng, thiếu thốn các nhu yếu phẩm tối thiểu cho cuộc sống.
TPO - Đó là số tiền thu được ngay trong lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 1/10.
TPO - Ảnh hưởng của cơn bão số 10, từ đêm 1 rạng sáng ngày 2/10 tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam) mưa to trên diện rộng. Lượng mưa ước tính khoảng trên 250ml, đã gây ngập cục bộ, cô lập nhiều xã vùng cao.
TPO - Lượng nước mưa lớn từ mỏ sắt Thạch Khê, mỏ đá xã Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh, gây vỡ bờ kè Chung Dân và Trung Miệu của xã Thạch Bàn, làm hơn 300 hộ dân bị ngập sâu trong nước.
TP - Để kịp thời giúp nhân dân chống chọi với những khó khăn trước mắt, ngay trong sáng 1/10/2013, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã kịp thời ủng hộ đồng bào gặp bão lụt của hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị 15 tấn mì gói.