Thông báo phải đủ thời gian cho dân di chuyển

Thông báo phải đủ thời gian cho dân di chuyển
TP - Trao đổi với Tiền Phong, ông Đồng Văn Tự, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT), cho biết, việc xả lũ ở hồ Vực Mấu, đơn vị quản lý hồ là Cty TNHH Một thành viên Thủy lợi Bắc (Nghệ An) đã làm đúng theo quy trình vận hành. Tuy nhiên, việc một số người dân không biết thông tin xả lũ, cần phải làm rõ trách nhiệm từ đâu.

> Xả lũ đúng quy trình sao dân không kịp trở tay?
> Huyện duyệt quy trình không đúng thẩm quyền

Theo ông Tự, qua xem xét và tường trình, cho thấy đơn vị quản lý hồ thực hiện theo đúng theo quy trình được duyệt, để bảo vệ an toàn hồ đập. Tuy nhiên, do lượng mưa ở vực giữa Hoàng Mai và một số xã phía nam huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) quá lớn, hơn 500mm, có nơi đến 580 mm/ngày đêm, lại đúng lúc triều cường lên cao. Lúc hồ xả, lớn nhất khoảng 1.200 m3/s (lúc cả 5 cửa), tổng xả cũng gần 100 triệu m3.

Ông Tự cho hay, trong quy trình vận hành, ưu tiên số một là đảm bảo an toàn công trình, nghĩa là đảm bảo an toàn cho hạ du. “Lúc lũ về quá lớn, về nguyên tắc, anh phải tuân thủ quy trình, nếu không, lúc nước về nhiều, xả không kịp, gây vỡ đập, hàng trăm triệu khối ùa về hạ du một lúc, hậu họa sẽ khôn lường” - ông Tự nói.

Theo lãnh đạo Vụ Quản lý công trình thủy lợi, việc các xã trong vùng ảnh hưởng ở Hoàng Mai, người biết, người không về thông tin xả lũ, như vậy là có vấn đề và địa phương cần phải làm rõ. Theo ông Tự, quy trình vận hành hồ, không nói khi xả lũ phải báo trước bao nhiều tiếng cả, chỉ nói phải thông báo trước, đương nhiên phải đủ thời gian để người dân di chuyển. Thời gian thông báo như đơn vị quản lý hồ báo cáo, người dân vẫn có thời gian di chuyển, vấn đề là các địa phương thông báo đến dân thế nào. “Theo quy định trong PCLB, việc triển khai này, nếu vướng ở đâu mà không đến với người dân thì phải chịu trách nhiệm”- ông Tự nói.

Lãnh đạo Vụ Quản lý công trình thủy lợi cho biết, ở nước ngoài, hồ chứa đều có hệ thống cảnh báo trước khoảng 5 ngày về mưa để tính chuyện tích, xả nước. Từ đó, họ tính toán dòng chảy đến, gắn vào quy trình vận hành, nên xả thế nào là tối ưu, hạ du ngập đến đâu... Hiện chúng ta đang hợp tác, với một đối tác của Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam tiếp cận phần mềm này.

Hiện nước ta có 6.648 hồ chứa thủy lợi, trong đó, hồ chứa 3 triệu m3 trở lên là 541 hồ khá an toàn, số còn lại tuổi thọ đã 30-40 năm, mất an toàn rất lớn, nhất ở khu vực Trung bộ, Tây Nguyên. Theo thống kê, hồ chứa hư hỏng có trên 317 hồ (bị thấm, hỏng cống, nứt vị trí tràn xả..) trong đó 120 hồ chứa nguy hiểm, khi hư hỏng ở đập bị thấm, thiếu khả năng xả lũ.

Vấn đề an toàn hạ du, Vụ Quản lý công trình thủy lợi cho biết, hiện Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã trình Chính phủ danh sách 126 hồ chứa (126 hồ thủy lợi, 40 hồ thủy điện), xây dựng kịch bản vỡ đập, và xả khẩn cấp, trong đó có hồ Vực Mấu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.