TPO - Theo báo cáo tài chính năm 2021 của Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, số lỗ luỹ kế từ khi thành lập đến ngày 31/12/2021 là 159 tỷ đồng. Trong đó, số chi phí phát sinh từ khi thành lập ngày 27/11/2014 đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng; lỗ phát sinh từ ngày 6/11/2021 đến ngày 31/12/2021 là 20 tỷ đồng.
Chuẩn bị cho việc bàn giao Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cho Hà Nội trước 10/11 tới, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng thầu EPC chạy thử liên tục các đoàn tàu từ 1/11 cho tới ngày bàn giao.
TPO - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội mong muốn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sớm đưa vào khai thác thương mại, dự kiến là trước Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra trong tháng 1/2021.
TPO - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân Thủ đô gửi đến Kỳ họp 15 HĐND thành phố khoá XV.
TPO - Theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không phải là dự án thương mại bình thường, mà là dự án có sử dụng vốn của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai nước, do đó nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho cả hai phía.
TPO - "Hà Nội chỉ tiếp nhận sau khi công trình đã được nghiệm thu và bàn giao an toàn", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói về đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
TPO - Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự đảng Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận hội nghị giữa Thành ủy Hà Nội với Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và Ban cán sự đảng UBND thành phố về tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông và các dự án trọng điểm.
TPO - Dự báo thời tiết từ ngày 31/3 đến 1/4, do không khí lạnh liên tục tăng cường, các tỉnh miền Bắc có mưa, nhiệt độ thấp nhất có thể chạm mức 16 độ C.
TPO - “Thực tế chúng ta đã đào tạo được gần 1.000 nhân viên, lái tàu nhưng vì chậm nên trong một năm vừa qua, công nhân đã bỏ mất 28% rồi. Rất khó khăn với thành phố”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin.
Mỗi ngày có 6-9 chuyến tàu chạy thử trên toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày để kiểm chứng độ an toàn hệ thống và năng lực vận hành của nhân viên.
TP - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
TPO - Theo lãnh đạo Bộ GTVT, tồn tại lớn nhất của đường sắt Cát Linh – Hà Đông là cung cấp các hồ sơ để bảo đảm an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật.
TP - Sáng 1/10 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra tiến độ một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Hà Nội. Ghi nhận sự chủ động và phối hợp của Hà Nội nhưng lãnh đạo Chính phủ cũng thẳng thắn: Các dự án giao thông trọng điểm được kiểm tra chưa đạt được mục tiêu đầu tư, thi công kéo dài, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị.
TPO - Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13km, điểm đầu từ ga Cát Linh, điểm cuối đến ga Yên Nghĩa. Dọc tuyến có 12 nhà ga trên cao gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến.
TP - Trong những ngày cuối tuần, thông tin về dự án chậm tiến độ “rùa” đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại được khuấy động bằng kết quả kiểm toán nhà nước cũ (công khai từ tháng 1/2019). Thông điệp là gì? Tưởng mọi thứ đã phơi bày rồi chứ. Những lời nói của lãnh đạo Bộ GTVT qua các văn bản như “quyết liệt”, “sớm đưa vào vận hành”, “nâng cao hơn nữa”…dường như không thể nào khoả lấp được nhiều tồn tại nhức nhối của dự án.
TPO - Giá trị vay lại được xác định khoảng 98,35 triệu USD, tương đương khoảng 2.306 tỷ đồng. Trong đó gồm 3 khoản vay gồm 41,331 triệu USD; 9,925 triệu USD; 47,092 triệu USD.
TP - Chiều 28/3, tại họp báo quý I/2019 của Bộ GTVT, các phóng viên đã đặt hàng loạt câu hỏi liên quan tới nhiều vấn đề “nóng” của bộ này, như: Thu phí BOT đường bộ, thu hồi cổ phần tại cảng Quy Nhơn (Bình Định), tai nạn giao thông, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), cấm xe máy nội đô...
Sau khi kiểm tra và đi thử, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, tàu đi rất êm thuận do hai bên đường có hệ thống chống ồn, đồng thời tin tưởng người dân Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt "rất tốt và hiện đại".