Dượng rể 3 lần xâm hại cháu vợ trong khi đi tắm

Người thân của cháu T.T.C (13 tuổi), phát hiện cháu có nhiều biểu hiện lạ nên gặng hỏi thì cháu cho biết bị dượng rể xâm hại 3 lần, lần đầu tiên cách đây gần 2 tháng...

Ngày 30/12, Phòng CSHS Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, đang hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lâm Rạt Ra Mây (33 tuổi, ngụ ấp Sà Vần A, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.

Trước đó, người thân của cháu T.T.C (13 tuổi), phát hiện cháu có nhiều biểu hiện lạ nên gặng hỏi thì cháu cho biết bị Mây (là dượng rể) xâm hại 3 lần, lần đầu tiên cách đây gần 2 tháng. Ngay lập tức, thông tin được báo đến cơ quan Công an.

Qua điều tra được biết, mẹ cháu C. bỏ đi khi cháu mới 6 tháng tuổi, cháu sống với cha và ông bà nội ở cạnh nhà của Mây. Hai nhà có cửa thông nhau. Vợ Mây là công nhân thường xuyên vắng nhà, Mây chỉ ở nhà trông con hoặc ai thuê gì làm nấy. Cách đây khoảng 2 tháng, ông bà nội cháu C. nằm viện, cha cháu thường bận việc đồng áng. Cháu C. hay qua nhà chơi với 2 em là con của Mây.

Theo lời trình bày của cháu C., cả 3 lần bị dượng rể xâm hại đều là lúc cháu ở nhà một mình và đang đi tắm thì bị Mây dùng dao khống chế và ép cháu quan hệ tình dục.

Ngày 29/12, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh quyết tạm giữ hình sự Mây để tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Theo Công an Nhân dân
MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.