Đức từ chối đề nghị tăng viện quân sự để đánh IS

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP
Mỹ đã đề nghị Đức tăng hỗ trợ quân sự sau khi Quốc hội nước này bỏ phiếu ủng hộ tham gia liên minh quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua 13/12 đã từ chối đề xuất này.

“Tôi tin rằng Đức đang hoàn thành nhiệm vụ của mình và chúng tôi không cần bàn thêm về các vấn đề mới liên quan đến câu hỏi đó vào lúc này”, bà Merkel trả lời phỏng vấn đài ZDF.

Trước đó, ngày 12/12, trang Der Spiegel cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gửi thư đề nghị Đức tăng hỗ trợ quân sự, chỉ một tuần sau khi Quốc hội Đức ủng hộ kế hoạch tham gia liên quân không kích IS ở Syria.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức xác nhận đã nhận được thư từ Mỹ và hiện vẫn đang xem xét nội dung đề nghị trong thư, song từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Der Spiegel cho biết, lá thư không nêu đề nghị cụ thể nào và cũng tương tự như đề nghị mà Washington gửi cho các đối tác khác trong liên quân.

Hiện đóng góp của Đức cho liên quân gồm có 6 máy bay trinh thám Tornado, một tàu khu trục có nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle, tái cấp nhiên liệu cho máy bay và khoảng 1.200 binh sỹ.

Quyết định triển khai lực lượng tham gia liên quân của Đức là nhằm đáp lại kêu gọi đoàn kết của chính phủ Pháp sau một loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13/11 khiến 130 người thiệt mạng. Tuy nhiên, Đức hiện chưa có kế hoạch triển khai các cuộc không kích ở Syria dù 2 năm qua Đức cho thấy quân đội của họ đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ tham chiến ở nước ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tuần trước cho biết, Đức có thể cần lực lượng lớn hơn để đảm nhận vai trò quyết đoán hơn.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.