Đưa Việt Nam thành 'bếp ăn của thế giới' thế nào?

Đưa ẩm thưc Việt thành sản phẩm du lịch. Ảnh: Nguyên Khánh
Đưa ẩm thưc Việt thành sản phẩm du lịch. Ảnh: Nguyên Khánh
TPO - Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các chuyên gia văn hóa ngồi lại bàn giải pháp để “đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới” như lời khuyên của GS. Philip Kotler-chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới.

Tiềm năng
Không phải chờ tới sự kiện Tổng thống Bill Clinton đến ăn phở ở TPHCM, Tổng thống Obama đến ăn bún chả ở Hà Nội thì ẩm thực Việt mới nổi tiếng. Một số cuộc điều tra cho thấy ẩm thực Việt Nam hấp dẫn khách du lịch cả khách quốc tế lẫn nội địa. Những phở, bún chả, nem được thừa nhận là những món ngon, độc đáo hàng đầu thế giới “không thể không thưởng thức khi đến Việt Nam”.

Ông Vương Xuân Tình Phó chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam đánh giá, Việt Nam là quốc gia có nền ẩm thực phong phú và độc đáo nhân hội thảo “Bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống Việt Nam”.

Ông Tình cho rằng bản sắc ẩm thực Việt gắn với từng vùng miền, tộc người và tôn giáo, phản ảnh đậm nét trong đặc sản và những câu chuyện liên quan tới ăn uống. “Đó là cơ sở vững chắc để phát triển du lịch ẩm thực”, ông Vương Xuân Tình nói.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch Việt Nam nhấn mạnh vai trò của ẩm thực trong phát triển du lịch, gắn bó với sự phát triển hàng năm của dân tộc. “Nét độc đáo của Ẩm thực Việt Nam là sự tinh tế, thanh đạm và hài hòa của các loại gia vị. Các món ăn của ngườ Việt được xây dựng trên nền tảng thực phẩm giản dị, bình dân nhưng rất phong phú”, ông Bình nói.
Theo phân tích của nhà sử học Lê Văn Lan, tử thuở dựng nước với sự tích bánh chưng bánh giày chính là sự khẳng định nguyên lí của ẩm thực Việt Nam là cân bằng âm dương và ngũ hành tương sinh, nhờ vậy mà món ăn Việt trông đơn giản nhưng đạt đến độ tinh tế và vẻ hài hòa.

Để không lép vế

 
Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng quá trình hội nhập nên bên cạnh việc hội nhập tinh hoa thế giới là nguy cơ mất đi các giá trị truyền thống. Người Việt Nam đang ngày càng quen với các món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, nhiều món ăn Việt đang có nguy cơ biến mất hoặc biến dạng.

Vì vậy, ông Vương Xuân Tình đề xuất nên điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, 2025 và tầm nhìn 2030, đồng thời chuẩn bị xây dựng chiến lược kế tiếp.

Đưa Việt Nam thành 'bếp ăn của thế giới' thế nào? ảnh 1 Việt Nam có thế mạnh đặc sản ẩm thực gắn với từừng vùng mien. Ảnh: Nguyên Khánh

PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam góp ý nên có nhiều biền pháp để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực gắn với du lịch, nhất là chú trọng thống kê các loại hình di sản văn hóa ẩm thực của các cộng đồng dân tộc, tư liệu hóa di sản đó và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. “Ẩm thực cũng là di sản văn hóa và là văn hóa quan trọng nhất, quyết định sự sinh tồn của chúng ta”, PGS. Bài nói.

Là một trong những nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng được tôn vinh, nghệ nhân Ánh Tuyết bày tỏ mong muốn đưa ẩm thực của Việt Nam thành thương hiệu mạnh và vươn ra tầm cỡ quốc tế như Nhật Bản, Trung Quốc. Là một trong những người tiếp xúc rất nhiều đối với các bạn quốc tế, nghệ nhân Ánh Tuyết bảo được người nước ngoài phản ánh rằng họ cảm ẩm thực Việt Nam phong phú bởi món ăn Việt Nam đảm bảo, không nhiều mỡ, nhiều dầu bằng Trung Quốc, không cay bằng Hàn Quốc, món ăn Việt có sự đưa vào những loại rau tươi hết sức đẹp mắt và ngon miệng.

“Vậy thử hỏi tại sao mình có nhiều yếu tố hơn mức các bạn mà vẫn chưa có thương hiệu? Thêm nữa, các gia vị Việt Nam cực kì phong phú, nó không chỉ là hương thơm mà còn là vị thuốc của người dân Việt Nam”, bà nói. Bà cho rằng cần đưa các món ăn Việt vào các khách sạn, nhà hàng, không nên để nhiều món Âu quá bởi điều này làm lép vế ẩm thực Việt đồng thời đẩy mạnh chiến dịch truyền thông để quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt”, nghệ nhân Ánh Tuyết nói.

Đại diện Tổng cục Du lịch cho rằng nhiệm vụ trọng tâm trước mắt phải tăng cường quảng bá, xúc tiến ẩm thực du lịch Việt Nam ra thế giới. Trong khi đó Hiệp hội Du lịch đề xuất cần xây dựng trung tâm bảo tồn phát triển ẩm thực, nghiên cứu xây dựng hồ sơ ẩm thực tại một số địa phương.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.