Dù rất lo ngại về chi phí đắt đỏ, Mỹ vẫn cần đến tàu sân bay

0:00 / 0:00
0:00
USS Gerald Ford (CVN-78)
USS Gerald Ford (CVN-78)
TPO - Dù băn khoăn về mức giá 12 tỷ USD của hàng không mẫu hạm mới, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ nói"sự hiện diện (của tàu sân bay Mỹ) vẫn quan trọng" trong việc trấn an các đồng minh ở Vịnh Ba Tư và Biển Đông để họ có vai trò trong chiến lược tương lai.

Hạ nghị sĩ Adam Smith nói chi phí của tàu sân bay USS Gerald Ford (CVN-78) và các tàu sân bay thế hệ tiếp theo khác trong lớp Ford là "điều mà chúng tôi sẽ phải phân tích" trong Chiến lược Quốc phòng mà chính quyền Biden đang thực thi.

Ông nói: “Nó (tàu sân bay) vẫn là một nền tảng di động” có giá trị.

“Liệu có cách nào khác để quân đội tiếp cận chiến trường mà không cần phải mạo hiểm tính mạng của tàu sân bay?”, hạ nghị sỹ Smith đã nêu câu hỏi một cách hùng biện trong một cuộc thảo luận trực tuyến hôm thứ Ba với Viện Brookings, tức là hỏi mà không cần trả lời. Các giải pháp thay thế mà ông đề xuất bao gồm các cuộc tấn công tầm xa bằng máy bay không người lái để giữ các tàu sân bay nằm ngoài tầm bắn của tên lửa kẻ thù.

Trước đó, hôm thứ Hai, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ chỉnh sửa dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Năm tài chính 2022, kêu gọi chi 753 tỷ USD cho Lầu Năm Góc và các chương trình vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Năng lượng.

Khi được hỏi về việc mua tiêm kích F-35 Lighting II Joint Strike Fighters trong tương lai, mục tiêu bị Quốc hội Mỹ chỉ trích về chuyện chi phí tăng đều đặn, ông Smith nói điều đó phụ thuộc một phần vào chi phí duy trì. Ông hy vọng rằng, với việc hai nhà sản xuất sẵn sàng sản xuất động cơ có thể sử dụng trên cả F-35 và máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, chi phí duy trì có thể được giảm bớt.

Tuy nhiên, nghị sỹ Smith nói những tiến bộ trong hệ thống phòng không của các đối thủ đã khiến F-35 dễ bị tổn thương hơn trong một số nhiệm vụ so với dự kiến ​​ban đầu khi nó được thiết kế. Một cách để giải quyết mối đe dọa mới đó là đầu tư vào “các nền tảng nhỏ hơn, có khả năng sống sót cao hơn, không người lái,” ông nói.

Như thường tranh luận trong quá khứ, ông Smith nhấn mạnh các khả năng hơn là các con số. Ông nói thêm rằng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã đi đúng hướng với Hải quân Mỹ khi hướng tới một tương lai với các hệ thống không người lái và tàu ngầm tấn công.

“Khả năng sống sót đã trở thành vấn đề lớn nhất”, từ các cuộc tấn công vào hệ thống thông tin đến hệ thống chỉ huy và điều khiển, đặc biệt là hạt nhân hoặc một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa.

"Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng hệ thống tốt hơn?" là câu hỏi cần trả lời, ông Smith nói. Ông chỉ ra rằng chương trình khinh hạm lớp Constellation mới của Hải quân Mỹ là chương trình nhấn mạnh khả năng sống sót trong môi trường đầy tranh chấp.

MỚI - NÓNG