Đồng minh Mỹ phản ứng mạnh mẽ sau khi Bộ trưởng Mattis từ chức

Sự ra đi của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (phải, ngoài cùng) sẽ để lại khoảng trống rất lớn trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới
Sự ra đi của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (phải, ngoài cùng) sẽ để lại khoảng trống rất lớn trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới
TPO - Quyết định từ chức đầy bất ngờ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis như một cú sốc đối với các đồng minh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, những nước đã đặt niềm tin vào vị tướng về hưu này với mong muốn xây dựng lòng tin trong bối cảnh chủ nghĩa biệt lập đang chiếm thế thượng phong, theo nhận định của giới quan sát.

Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn tồn tại nhiều tranh chấp, căng thẳng, việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, một người có quan hệ mật thiết với các đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực vừa tuyên bố từ chức, là động thái chỉ càng cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang gặp nhiều trở ngại, mà mới đây nhất, người đứng đầu Nhà Trắng cũng vừa tuyên bố rút quân khỏi Syria, và không ngoại trừ khả năng sẽ rút hết quân Mỹ tại Afghanistan.

"Trong chính quyền của Tổng thống Trump, ông ấy được coi là một trong những người lão luyện", Thượng nghị sĩ Austrailia Jim Molan khẳng định. Ông này cũng cho rằng, Bộ trưởng Mattis từ chức cho thấy một "kết cục khác" ảnh hưởng tới những quyết định cuối cùng của Mỹ. Trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Mattis thường xuyên chỉ trích Trung Quốc gây leo thang căng thẳng trong khu vực trên biển Đông, nhưng ông đã nỗ lực để ngăn mức độ căng thẳng không đi quá giới hạn.

Nhà phân tích quốc phòng Adam Mount, thuộc Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ, khẳng định ông Mattis đã theo đuổi đường lối cứng rắn đối với Triều Tiên, nhưng vẫn không để mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát một cách tài tình.

"Ông Mattis quả là một người gồng gánh tài tình, khi phải cáng đáng trên vai một vị Tổng thống đầy thất thường, một Triều Tiên với sức mạnh tiềm ẩn, và nhất là một Trung Quốc ngày càng quyết đoán", ông Mount kết luận.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các đồng minh quyền lực của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, cũng là khu vực xuất hiện nhiều vấn đề xung đột đã trở thành tâm điểm, điển hình là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, hay sự gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông trong những năm qua.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG