Đông đảo bạn đọc lên tiếng ủng hộ thầy giáo Khoa

Đông đảo bạn đọc lên tiếng ủng hộ thầy giáo Khoa
TPO - Sau khi TPO đưa tin về việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa (trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Tây) khẳng định sẽ chống tiêu cực đến cùng tại HĐ thi trường Phú Xuyên A, đông đảo bạn đọc trên cả nước đã lên tiếng ủng hộ người thầy dũng cảm này.
Đông đảo bạn đọc lên tiếng ủng hộ thầy giáo Khoa ảnh 1
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa trong buổi làm việc với Thanh tra sở GD-ĐT Hà Tây sáng nay (23/6). Ảnh : Xuân Cường

Tên: Thái Vĩnh Linh Hoàng

Phải nhìnnhận vào sự thật. Khi nên giáo dục Viet Nam đang có những vấn đề về tiêu cực như vậy. Con người như Thầy giáo Khoa đáng được khâm phục và thể hiện một bản lĩnh dám đối diện với sự thật ,với công lý.

Bệnh thành tích của giáo dục đã thể rõ qua nhiều vụ tiêu cực của các kỳ thi kể cả kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, không nêu lên các tỉnh nhưng các nhà quản lý giáo duc nhìn nhận lại xem ít nhất có 2 tỉnh liên quan đến học sinh giỏi Quốc gia.

Việc Sở giáo dục nói rằng Thầy giáo Khoa đã báo cáo vượt cấp. Điều đó nếu như nhà quản lý thì hãy nghĩ lại ngôn ngữ của mình. Thử tính rằng thời gian làm bài ít ỏi nhuưthế liệu không báo cáo sơm sau khi kết thúc lấy đâu tang vật để làm chứng (thế mới có cái gọi là đường dây nóng báo cáo tình hình). Giáo viên báo cáo lên cấp cao hơn là đúng - đó là quyền cảu công dân.

Đề nghị Quản lý Sở giáo dục nghĩ lại câu nói của mình. chúng tôi ủng hộ Thầy giáo Khoa, làm sao không biến kỳ thi, giáo dục thành một nền kinh tế mà kinh tế không thuộc thành phần nào - nếu không nói tiêu cực...

Tên: Nguyễn Hải

Sang năm, nếu được làm công tác coi thi , tôi sẽ lấy gương bạn mà quyết tâm hơn

Tôi cũng là 1 GV, đọc những thông tin về thầy giáo Khoa trong vụ thi cử ở Hà Tây tôi có mấy suy nghĩ : - Xưa, cụ Khổng Tử bảo "dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư chi nọa" ( Nuôi con không quan tâm dạy dỗ đó là lỗi của cha; dạy dỗ mà không nghiêm túc đó là lỗi của ông thầy "

Hình như hiện nay có một số rất lớn GV trong đội ngũ chúng ta mắc vào lỗi thứ hai. Cha mẹ lại quan tâm đến kết quả của thi cử mà quên cái việc giáo dục để hình thành nhân cách con người từ mái ấm gia đình, sự nghiêm túc , làm gương cho con cái !

Việc dạy thêm học thêm là nhức nhối mấy năm nay, chuyện học sinh giỏi trong các kì thi Tốt nghệp PTTH được công điểm vào Đại học đã dẫn đến tiêu cực mà vừa qua mới chỉ tạm giải quyết được cái thứ hai.

Tôi đã thấy ở 1 sổ điểm của 1 trường lớp 12 năm trước có 52 em thì 42 em đạt loại giỏi khi học tập ( mục đích là để khi đi thi TN may mắn có thể được xếp loại Giỏi nếu đạt 1 số qui định ) . Vỵ mà lạ 1 điều cũng tại trường này, ở sổ điểm của năm 11 còn lưu, lớp này lại chỉ có...6 em đạt Học sinh khá của cả năm học . Tôi là GV, tôi quá hiểu vì sao có "hiện tượng" đột biến GIỎI thế này. Năm nay ( 2005-2007) bộ GD&DT bỏ việc cộng điểm thì nẩy ra việc làm sao lấy đỗ đại trà kiểu "phổ cập " .

Thầy giáo Khoa là 1 người làm con én cố sức kéo mùa xuân lại . Tôi khâm phục và xin được nói lên tiếng nói ủng hộ bạn đồng nghiệp. Nhiều bạn biết thế nhưng bỡi nhièu lí do, đã đành tự an ủi ( giống như tôi ) là : "Thiên hạ có khi đang ngủ cả tội gì ta lại thức mình ta....( TTX) " - Thà thắp ngọn nến nhỏ hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm - Cần có các thầy như thầy Khoa.

Sang năm, nếu được làm công tác coi thi , tôi sẽ lấy gương bạn mà quyết tâm hơn. Có điều nếu bạn mà khồng được bảo vệ của toàn xã hội và các lực luợng có chức năng dẫn tới sự tác hại về gia đình, công việc thì tôi tự an ủi : Đấu tranh để rồi tránh đâu ?

Tên: Nguyễn Việt Hùng- Chủ tịch HĐTrường CĐ VIETTRONICS

Kính gửi Toà soạn, Kính gửi Thày Khoa, cùng tất cả những ai đồng cảm với thầy Khoa. Thưa Thày Khoa, Từ đáy lòng mình, tôi xin tỏ lòng khâm phục Thày, Thày đã làm một việc phi thường một cách hết sức bình thường, trong hoàn cảnh không bình thường.

Chống Tiêu cực - Thực là Khó! Khi mà chung quanh ta, người cam chịu sống chung với Tiêu cực nhiều quá! Chống Tiêu cực - Thực là Khó! Khi mà người chống - lại là Thiểu số, chống lại cái nếp xấu đã an bài, trong hệ thống có đủ mọi sức mạnh, trừ sức mạnh tự mổ xẻ bản thân, tự sửa sai, tự hàn gắn vết thương .

Tôi chân thành Chúc Thày Thành công, thày là Anh Hùng của Thời đại đổi mới! Tuy nhiên , cho dù - có xảy ra trường hợp gì đó xấu nhất đối với cá nhân Thày: Mong Thày đừng nản chí, chung quanh Thầy còn có chúng tôi những người rất hiểu Thày - Thày là Người Lính xung kích - Mở đột phá khẩu chiống Tiêu cực trong Thi cử.

Tên: Một người đồng nghiệp

Tiêu cực trong thi cử ở Hà Tây liệu có giải quyết?

Tôi rất mừng vì đã có một người dám nói lên sự thật đau buồn và tồi tệ trong ngành giáo dục của chúng ta, và mừng hơn nữa là anh Khoa không đơn độc trong cuộc chiến này vì anh có được những tiếng nói chân chính ủng hộ từ phía báo chí và các bạn đọc.

Tôi tin rằng những người lãnh đạo có lương tâm từ Bộ GD đến các sở GD sẽ ủng hộ anh và việc cải tổ lại cung cách dạy và học, thi cử sẽ được quan tâm đến thực sự chứ không phải chỉ là những lời nói suông, những bản báo cáo thành tích mà năm nào cũng như năm nào chỉ toàn thấy "thành tích tốt đẹp" và "tiến bộ vượt bậc" "thành công rực rỡ"...không cần đọc cũng đã đoán ra hết nội dung rồi...

Thật là khôi hài khi các bản tổng kết đã có sẵn, chỉ việc điền con số khác năm trước mà thôi!! và thường thì "năm sau cao hơn năm trước"... Tôi đã từng là giáo viên từ những năm cuối của thập kỷ 70, đứng trên bục giảng 12 năm tôi đã chứng kiến bao vất vả khổ sở của các thày cô giáo thời đó, ăn không đủ no, quần áo không đủ mặc(ăn hạt bo bo với muối giềng, có cô chỉ có đúng 1 bộ quần áo tươm tất để có thể lên lớp nên cứ phải phơi và hong đèn để kịp hôm sau có cái mặc), vậy mà lòng nhiệt huyết vẫn luôn tràn đầy.

Chúng tôi phụ đạo thêm cho học sinh đâu có lấy tiền bồi dưỡng, làm gì có chuyện phụ huynh học sinh đến nhà phong bao phong bì cho thầy cô trước khi thi, trước khi tổng kết điểm...đúng là "bao giờ cho đến ngày xưa?.." ngày xưa ấy mới đẹp làm sao, mới trong sáng làm sao... Vậy mà chính tôi sau 12 năm làm giáo viên đã không còn chút luyến tiếc cái nghề "cao quí của xã hội" nữa để dứt áo ra đi. Vì sao ư? Chính tôi đã thấy những tiêu cực trong trường học từ những năm đầu thập kỷ 90 nhưng không ai dám lên tiếng như anh Khoa bây giờ.

Lúc đó tôi một nách 2 con nhỏ, chồng bộ đội xa nhà, tôi đang được dạy ở một trường có cơ sở vật chất tốt và hàng năm luôn được "chia thêm thịt lợn, mì chính từ nhà máy vì trường dạy con em nhà máy"(chúng tôi phải dùng thìa canh để chia mì chính cho công bằng)Các giáo viên trường khác luôn ao ước được dạy ở trường này.

Tôi đã suy nghĩ nhiều lắm trước khi làm đơn gửi lên phòng GD, sở GD, Báo của tỉnh... tố cáo việc "Hiệu trưởng làm giả học bạ , thay đổi toàn bộ kết quả học tập và nhận xét cũng như ký giả chữ ký của các giáo viên dạy bộ môn để hợp thức hoá cho con một ông lãnh đạo nhà máy được lên lớp và chuyển sang trường khác học".

Các giáo viên khác rất ủng hộ tôi nhưng không ai dám công khai lên tiếng (vì họ sợ bị chuyển đi trường khác). Có người còn lo cho tôi thua cuộc vì tôi làm gì có "đạn"(tiền) để chạy? Cũng xuýt nữa họ định huỷ học bạ giả đó đi để thay học bạ cũ vào và đập lại tôi tội "vu khống".

Rất may cho tôi là tôi đã "kịp" photcopy học bạ giả đó rồi nên mặc dù ông hiệu trưởng đã "bán xe máy lấy "đạn" để chạy" nhưng vẫn không thành và kết quả là ông ta bị kỷ luật "chuyển lên làm hiệu trưởng trường khác" và họ không hề báo lại kết quả xử lý cho tôi biết mà đồng thời "chuyển tôi sang trường khác" với lý do "tạo điều kiện cho tôi gần nhà!".

Như vậy thì ai cũng hiểu là "cả 2 đều phải chịu kỷ luật" vậy thì còn ai dám đấu tranh chống tiêu cực nữa??Khi tôi xin chuyển ra Hà Nội thì phòng GD buộc tôi phải làm đơn xin "về một cục"để họ còn nhận giáo viên khác về thay thế tôi.

Tôi chấp nhận đổi 12 năm "yêu nghề" lấy 700.000 đồng (2 chỉ vàng lúc bấy giờ)và chấp nhận làm mọi việc để kiếm sống ở HN để được gần chồng con.

Đến nay tôi đã bình tĩnh nhìn nhận sự việc và tôi thấy rất tiếc là lúc đó không có nhiều phương tiện thông tin như bây giờ nên tôi không có được sự động viên ủng hộ của báo đài và bạn đọc như anh Khoa.

Tôi kể trường hợp của tôi là để động viên anh Khoa thôi chứ không có ý gì cả vì dù sao sự việc cũng xảy ra lâu rồi, tôi cũng đã mất lòng tin và nghi ngờ kết quả các báo cáo từ lâu rồi... Chúc anh Khoa sức khoẻ và vững tin để chiến đấu tiếp.

Tên: Nguyễn Tử Siêm, GSTS Nông học

Thầy Khoa có quyền chọn các kênh thông tin hữu hiệu nhất

Thầy Khoa không làm gì "không đúng qui trình". Trước sự việc sai trái (ít nhất là theo lương tâm của một người thầy chân chính), trong tình hình nước sôi lửa bỏng như thế, thầy phải và có quyền chọn kênh thông tin nào mà thầy cho là hữu hiệu nhất.

Nếu qui trình mà gây ra chậm trễ và ngáng trở hiệu lực công việc thì phải sửa qui trình, tương tự như sửa qui trình dự báo bão vậy. Đó chính là yêu cầu của chương trình cải cách hành chính mà cơ quan nhà nước nào cũng phải làm.

Sở GD & ĐT Hà Tây có muốn làm không, hay là muốn vin vào qui trình để tự bảo vệ minh và để dễ bề qui kết thầy là "không đúng". Một hành động dũng cảm của một người thầy đáng kính như vậy nếu bị "phản kích" sẽ là một đòn đánh vào niềm vinh hiển của đất học Hà Tây đã được các bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Ngô Thời Nhậm, ... đem lại.

Tên: Nguyễn Quỳnh Nga

Muộn còn hơn không!

Tôi xin trích câu cuối cùng của thầy Khoa trong cuộc phỏng vấn với báo tiền phong để làm tiêu đề cho bài viết của mình. Quả thật vấn đề học và thi của chúng ta còn quá nhiều điều phải xem xét.

Tôi khâm phục một con người như thầy Khoa, một người dám nói ra cái điều được coi là "ung nhọt" của nền giáo dục Việt Nam đã tồn tại rất lâu rồi. Hiện tượng thi cử ở Hà Tây vừa rồi chỉ là "giọt nước tràn ly" thôi chứ không phải "con sâu làm rầu nồi canh".

Vì sao tôi nói như vậy, bởi vì cách đây 2 năm, tôi có một người bạn làm giáo viên và được cử đi coi thi TN THPT, sau mấy buổi coi thi về bạn tôi có nói với tôi rằng, "ước gì cô ấy được chuyển nghề, vì mỗi lần đi coi thi về là cô ấy lại cảm thấy rất ức chế.

Rõ ràng, không thể giúp học sinh bằng cách như vậy nhưng bạn tôi cũng không làm khác được, bởi sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung của trường cô ấy" Tôi chỉ tiếc rằng, vấn đề tiêu cực trong thi cử là một việc làm sai trái không phải do các em học sinh, do phụ huynh học sinh mà chính là do nhà trường, do chính các thầy cô, nếu họ không chạy theo thành tích thì có lẽ chất lượng dạy và học sẽ khá hơn rất nhiều.

Hàng ngày lên lớp các thầy cô vẫn dạy lũ học trò phải trung thực, phải nghiêm túc và lên án hàng loạt các trường hợp tiêu cực trong xã hội vì sự không trung thực, nhưng hỡi ôi! cái sự trung thực đó được phản ánh bằng chính việc làm không trung thực từ họ, từ những nhà giáo dục, những người ươm mầm non cho đất nước.

Tại sao cái việc sai trái trong thi cử đã rõ ràng như vậy mà không ai dám lên tiếng ngoài thầy Khôi? phải chăng họ sợ hay đó là một quy định ngầm rằng không được phép cho học sinh trượt tốt nghiệp? Thà rằng các em chỉ đỗ với số điểm trung bình với chất lượng của các trường chỉ đạt khoảng từ 60-70% h/s đỗ TN mà đó là năng lực và chất lượng thực sự thì còn mừng hơn là năm nào cũng đỗ TN 99% để rồi nền giáo dục Việt Nam không bao giờ sánh được với thế giới thì đó quả thật là một điều đáng buồn.

Như thầy Khoa nói, "thà muộn còn hơn không" quả đúng như vậy, có thể năm nay chất lượng đỗ TN THPT thực tế ở Hà Tây chỉ khoảng 40-50% cũng được, điều đó ít ra cũng là sự thực, đừng vì thành tích, đừng vì tiêu chuẩn mà làm hỏng đi tương lai của bọn trẻ, bọn chúng chẳng có tội gì cả.

Ngã một lần mà tự đứng lên bằng đôi chân của mình thì sẽ vững hơn là đứng nhờ vào những cái "nạng kiến thức" mà các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đeo bên người cho bọn trẻ bước vào tương lai.

Tên: Bạn đọc TPO

Cảm ơn và ủng hộ anh Khoa !

Anh là con người dũng cảm rất đáng khâm phục. Chuyện tiêu cực trong thi cử ở nhiều nơi , nhiều cấp học đã thành căn bệnh mãn tính khó có thuốc chữa. " Đa kim ngân phá luật lệ" mà !.

Người thầy đã vì một lý do " gì đó " mà đánh mất lương tâm của mình. Tôi cũng là một đồng nghiệp như anh luôn ủng hộ anh . Thi cử không nghiêm thì không đánh giá được học trò, không đánh giá được năng lực dạy dỗ của thầy . Người thầy không nghiêm minh là cái họa của xã hội.

Trong nghành ta đã rõ nguyên nhân của sự việc là căn bệnh thành tích, và sự hơn thua tiêu cực giữa các trường giữa các lãnh đạo giáo dục từ cấp dưới đến cấp trên và một phần cũng do cơ chế của ngành giáo dục.

Ngày xưa tôi đi học tiểu học một lớp khoảng 40 học sinh chỉ có 5 phần thưởng cho học sinh xếp vị thứ từ 1 đến 5, còn bây giờ lớp các lớp học của con tôi, cháu tôi thì hầu hết là học sinh giỏi, còn lại là tiên tiến, học sinh xếp loại trung bình rất hiếm, cháu nào cũng học giỏi !, chưa đi học chứ đi học là sẽ giỏi !

Để có thành tích "cao hơn" người khác để được nhà trường khen thưởng thầy cô giáo chủ nhiệm lớp 12 lại đi bày trò gian lận trong thi cử cho các em học sinh. Đề thi TNPTTH thì không đều giữa các năm, năm thì khó, năm thì dễ, áp lực công ăn việc làm đè nặng cho con em khi bước vào đời, và bệnh sĩ của gia đình học sinh, áp lực của xã hội quá lớn cho chuyện đậu rớt , rồi học trường công , trường tư , xã hội chưa chú trọng năng lực mà chỉ chú trọng đến bằng cấp ...một phần nào cũng dẫn đến tiêu cực trong thi cử .

Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận những khiếm khuyết từ người làm giáo dục, từ người quản lý cấp nhà nước , cần phải có những cơ chế chính sách ...đúng đắn và phải mất nhiều thơi gian và công sức mới có thể vực dậy nền giáo dục yếu kém , không bền vững như hiện nay. Một lần nữa cảm ơn anh Khoa , chúc anh hạnh phúc.

Tên: Lại Như Ý

Thưa Lãnh đạo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo! Thưa toà soạn.

Tôi cũng là một cựu Học Sinh trường PTTH. Phú Xuyên A(khoá học 1997-2000). thật sự tôi vô cùng bất ngờ và thất vọng khi nghe tin ngôi trường thân yêu mà tôi từng học tập và có biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp về một thời"mực tím".

Đã lâu rồi tôi không có dịp về thăm lại trường cũ, Tôi chắc là trường sẽ có nhiều sự thay đổi lắm nhưng mà chẳng lẽ lại có nhiều sự THAY ĐỔI đến thế hay sao?

Thật ra mà nói tình trạng tiêu cực trong thi cử thì ở đâu cũng có, ở tỉnh nào, ở trường nào, ở kỳ thi nào cũng có. Chúng ta đã nói nhiều, đã họp nhiều, nhưng mà tình hình vẫn không có gì cải thiện.

Nếu ai đã từng qua đường Tạ Quang Bửu- Hà Nội, ngay sát cạnh Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vào mùa thi Đại Học thì sẽ biết là tình trạng thi cử ở nước chúng ta ra sao: Chỗ này thì bán đề thi, chỗ kia thì bán lời giải, chỗ khác thì bán phao, họ đứng rất nhiều ở hai bên đường thấy có bất cứ ai đi qua là vẫy tay, mời, gọi..trông thật là sôi động nên ở đây người ta gọi là CHỢ PHAO.

Các cơ quan, ban ngành luôn nói là tìm biện pháp chống tiêu cực nhưng thấy tiêu cực ngày càng nhiều và càng tinh vi hơn. Ai cũng muốn con em mình ngày càng học giỏi hơn thế hệ cha anh, họ không hề muốn con em mình phải dùng PHAO trong thi cử, các thày cô giáo trong trường có tâm huyết cũng không muốn tiêu cực tồn tại, lãnh đạo ngành giáo dục cũng không hề muốn tồn tại tình trạng tiêu cục.

Vậy mà tại sao tiêu cực vẫn tồn tại? Chúng ta dùng nhiều biện pháp chống tiêu cực vậy mà tại sao lại không giảm? Phải chăng là chúng ta làm chưa nghiêm, làm chưa triệt để, Phải chăng là có một số con sâu, con mọt cố tình làm sai lệch, lợi dụng chức vụ quyền hành để hưởng lợi?

Phải chăng là chúng ta chưa có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa gia đình- nhà trường- xã hội.?Phải chăng chúng ta chưa có một cơ chế chính sách để biểu dương,khen ngợi và bảo vệ những người dũng cảm đứng lên để chống tiêu cực? và ai giám chắc chắn rằng sau những kỳ thi" vất vả", sau những trường hợp như ở trường Phú Xuyên A lại có một vài cá nhân giàu lên trông thấy?

Và cuối cùng thì ai sẽ là người chịu thiệt?

Tên: HƯƠNG LÊ

Em cũng là một học sinh vừa thi tốt nghiệp xong.Em rất ủng hộ thầy.Thầy hãy vững tin thầy nhé.Em chúc thầy mạnh khoẻ.

Tên: NGUYEN DUY TAN

Toi dong long voi thay KHOA thay kho oi sau thay con chung toi thay cu yen tam lam viec voi SGD& DT HATay. Nguoi nhu thay dang bieu duong lam chu. Ngay nay diem thi tuyen vao cac truong thi cao chot vot nhung thuc te dao tao ra thi tao nhung nguoi kho lam duoc viec, thu hoi tai sao? Nguoi nhu thay dang duoc bieu duong.

Tên: Một bạn đọc

Bộ GD-ĐT nên phát động phong trào học tập thầy KHoa nếu bộ thực sự muốn đưa nền giáo dục nước nhà ngang hàng các nước

Tên: H À V Ă N S Ỹ

Đề nghị bộ Giáo đụcđào tạo cần ra tay bảo vệ những người trung thực va dũng cảm giám đứng ra đấu tranh để góp phần bảo vệ sự trong sạch của nghành giáo dục.

Nhân dịp này đề nghi phát động toàn ngành hoc tap guong "dũng cảm"  của thày Khoa để lấy lại bản chất thanh cao vốn có của ngành. LÚC NÀY HƠN LÚC NÀO HẾT CẦN BẢO VỆ VÀ KHUÝÊN KHÍCH NGƯỜI TRUNG THỰC và DŨNG CẢM.

Tên: Phạm bảo Hoàng

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tin thầy giáo Khoa đã dũng cảm đứng lên tố cáo hiện tượng tiêu cực trong thi cử ở trường Phú xuyên A-Huyện Phú Xuyên- Hà Tây.

Đáng lẽ ra, là người có trách nhiệm cao nhất ngành giáo dục tỉnh, ông Hồng (giám đốc Sở Giáo dục) phải là người đầu tiên cần phải biết và xử lý thông tin này bằng cách gặp ngay thầy Khoa để tìm hiểu, không những không gặp ông còn trách cứ thầy Khoa là " Tố cáo sai quy chế", theo ông Hồng thầy khoa sai ở chỗ tố cáo không qua trình tự các cấp.

Nhưng thực tế thầy khoa đã báo cáo chủ tịch HĐT, Thanh tra Sở thừa uỷ quyền giám đốc sở làm việc tại trường Phú xuyên A và đã báo cáo cả 1 vị phó giám đốc sở. Nhưng có ai đồng tình ủng hộ thầy Khoa đâu.Thực ra không nói ai cũng đã biết hiện tượng tiêu cực trong thi cử không chỉ ở Hà Tây mà còn xẩy ra ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Do vậy, đã đến lúc ngành giáo dục cần phải nhìn thẳng vào sự thật không vì chạy theo thành tích mà mất đi cái lớn nhất, đó là nền tảng tri thức của dân tộc ta, không thể dùng sơn, son, vôi ve để tô điểm cho ngành như vậy. Phải thẳng tay loại trừ tiêu cực và bao che cho tiêu cực kiểu "madein Hà tây" được.

Tên: Một bạn đọc

Tại sao cứ phải đúng qui trình?

Về việc thầy giáo Đõ Việt Khoa dũng cảm tố cáo tiêu cực ở hội đồng thi Phú Xuyên A (Hà Tây) nhưng không theo đúng qui trình như lời biện bạch của Sở GD&ĐT Hà Tây theo tôi là hợp lý.

Thực tế, thầy Khoa đã báo cáo với hội đồng thi sở tại ngay lúc đó nhưng lãnh đạo tỏ ra rất thờ ơ.Thực tế việc "gà bài" cho học sinh để lấy kết quả đỗ cao chạy theo thành tích không là chuyện lạ trong ngành giáo dục. Chỉ lạ vì đây là lần đầu tiên có một người dám đối mặt với dư luận, công khai sự thật.

Bảo rằng thầy Khoa không theo đúng qui trình? Nếu theo đúng qui trình e rằng sự thật chẳng những không được đưa ra ánh sáng mà người mạnh dạn tố cáo còn gặp rắc rối to! Sự thật ở đâu cũng là sự thật.

Chân lý ở đâu cũng là chân lý. Ngành GD&ĐT nên nghiêm túc nhìn nhận sự thật này. Chấp nhận sự thật cho dù đau đớn để tìm ra phưong hướng giải quyết vì một nền giáo dục trong sạch. Bệnh nặng càng cần chữa sớm!

Tên: Một bạn đọc

Sự dũng cảm của thầy giáo Khoa làm tôi rất cảm kích. Thầy đã dám công khai nói lên sự thật, một sự thật rất xót xa. Nhưng tôi có cảm giác rằng sở GD Hà Tây không muốn công nhận sự thật này. Vì sao thế nhỉ? Vì thành tích, vì ngại mổ xẻ một vấn đề nhạy cảm mà không khéo lại đụng đến các quan chức của Sở.

Tên: nguyễn văn nhàn

Tôi rất ủng hô và rất khâm phục hành động của ông Đỗ Việt Khoa, mong Tiền phong dừng để ông Khoa , chúng tôi và d­ư luận thất vọng ,nếu góp gì được cho ông khoa tôi xin sẵn lòng .

Tên: Lê Nguyên

Vấn đề là ở những cấp cao hơn, tôi chưa thấy một vị lãnh đạo nào lên tiếng ủng hộ thầy Đỗ Việt Khoa trong lúc khó khăn này. Đây là lúc mà thầy Khoa phải chịu nhiều áp lực nhất:Nhà trường, Sở, chính quyền địa phương, những phụ huynh muốn lo cho con mình bằng mọi cách...v.v...

Người ta sẽ kéo dài cho tới kỳ thi Đại học, rồi nhân danh "vì quyền lợi của học sinh" để nhấn chìm mọi chuyện. Khi mọi chuyện không được giải quyết đến nơi đến chốn, thầy Khoa sẽ phải đối mặt với sự cô lập, dè bỉu và cả trù dập. Tôi mong một kết thúc có hậu: cái thiện thắng cái ác, kẻ xấu không thể thắng người tốt! Để còn có người dám chống lại cái xấu.

Tên: trần tâm

Thầy Khoa thật đáng quý , hành động của thầy thật anh hùng. Phải nói là anh hùng vì thực tế thầy đang đơn độc chống lại cái xấu quá đông đảo và vô trách nhiệm. Rồi kết cục cuối cùng chẳng ầm ỹ được như lúc khởi đầu đâu.

Thật nghĩ mà ức khi lực bất tòng tâm , muốn giúp Thầy bằng một cái gì , một hành động gì thực tế mà khó quá thầy Khoa ạ. Nói thế này cũng chỉ để mà nói thôi sao... với Tôi, Thầy đã dám đứng lên nói sự thật như những ngày qua đã là một anh hùng trong mắt tôi rồi. Chúc Thầy sức khoẻ và may mắn.

Tên: pham thu huong

Toi cam phuc va rat ung ho anh Do Viet Khoa da dung cam noi len su that dien ra trong thi cu. Toi da nghe noi tu lau, nhung khong co dieu kien chung kien su that, khong du dung cam cung nhu long kien tri de dau tranh chong hien tuong tieu cuc nay.

Toi con nho 2 nam truoc day, khi con toi thi tot nghiep, viec chau ke con nhe hon su viec anh Khoa to cao nhieu, nhung voi tam hon trong sang cua cac chau, viec nhu vay da that su la tay dinh.

Chau bi soc tinh than mat 2 thang, va anh huong nhieu den niem tin cua cac chau vao cac thay cac co- nguoi diu dat cac chau vao doi. Toi mong rang viec nay se duoc cac co quan co trach nhiem giai quyet de dan dan khoi phuc lai dao duc trong sang trong nha truong cua thay, cua tro, cua toan xa hoi.

Chuc anh Khoa vung tinh than de tiep tuc cuoc dau tranh chong tieu cuc. Hy vong rang da so dong nghiep cua anh se sat canh cung anh. Cuoi cung chuc anh Khoe va thanh cong.

Tên: Nguyen Thanh Van

Doc tren bao Tien phong dua tin ve viec thi cu o Ha Tay. Toi thay day la mot viec lam ma cac co quan chuc nang can phai vao cuoc de lam sang to. Phai lam khan cap chu khong the de den sau mot thang moi co tra loi.

Chung toi rat dong tinh voi viec lam cua Thay giao Khoa. Co le su tha hoa bien chat cua mot so Lanh dao, va mot so Giao vien la nen mong cho su thieu trung thuc cua tang lop hoc sinh trong tuong lai.

Khi nhung hoc sinh nay la nhung chu nhan cua dat nuoc thi lam sao tranh khoi tham nhung boi vi cai gi cung duoc dong tien chi dao. Cai trong trang cua tuoi hoc tro da bi nhung nguoi lon chung ta boi den bang nhung viec lam vo trach nhiem do.

Toi tha thiet kinh mong cac co quan chuc nang som lam ro nhung sai pham da xay ra dong thoi co hinh thuc ky luat thich dang doi voi nhung nguoi vi pham./.

Tên: Lê Văn Nam

Vụ việc thầy giáo dũng cảm Đỗ Việt Khoa tố cáo tiêu cực ở các hội đồng thi tỉnh Hà Tây diễn ra đã lâu nhưng những động thái của Sở và các bộ nghành liên quan khiến chúng tôi phẫn nộ.

Ông Hồng nói rằng: “Khi có kết quả xử lý, nếu anh Đỗ Việt Khoa không thấy thoả đáng thì có thể đề nghị làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT”. chứng tỏ ông rất thiếu thiện chí để giải quyết vụ việc.

Xin ông nhớ cho kết quả xử lý không phải chỉ để thầy Khoa thấy thỏa đáng mà lớn hơn nhiều đó là toàn xã hội. Cuối cùng xin thưa rằng, nếu các vị giải quyết không được vụ việc này một cách công bằng thì nên từ chức đi. Thật buồn cho nền giáo dục Việt Nam!

Tên: Nguyễn Duy Kiều

Báo cần lên tiếng quyết liệt hơn nữa!

Tôi nghĩ báo chí nên gây áp lực với chính Bộ GD&ĐT để giải quyết dứt điểm và kiên quyết vụ việc này. Từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết các tiêu cực tràn lan trong mọi hội đồng thi trên cả nước.

Đây là một vấn đề rất nhức nhối bao nhiêu năm qua, hậu quả của chính sách giáo dục theo thành tích của cả một hệ thống. Nếu cơ quan điều tra không vào cuộc thì đâu lại bỏ đó thôi và nền giáo dục của VN lại tiếp tục với thành tích giả tạo, giả dối...

Từ đó chỉ tổ sinh ra những con người giả dối, đầy thủ đoạn... Không biết là sẽ còn phải mất bao nhiêu thế hệ nữa? Theo tôi thì chính các hội phụ huynh là là mầm mống của các tiêu cực. Tôi đã từng có con học phổ thông nên tôi biết quá rõ điều đó!

Tên: Phuong

Niềm tự hào mang tên Đỗ Việt Khoa

Tôi rất vui khi được biết người giáo viên đã dũng cảm tố cáo tiêu cực là một cựu học sinh khoa Toán, trường Đại hoc khoa học Tự nhiên, cũng giống như tôi. Có lẽ đó là niềm tự hào của chúng tôi khi chúng tôi đã được học không chỉ kiến thức mà còn cả lòng trung thực, đạo đức của người thầy giáo.

Có thể tôi còn nhiều điều không hài lòng với phương pháp đào tạo trong trường Đai Học KHTN của tôi, nhưng có điều tôi luôn luôn tự hào về mình đó là tất cả điểm số, thành công trong hoc tập, nghiên cứu của chúng tôi là sự phản ánh trung thực khả năng và nỗ lực của sinh viên chúng tôi. Và mỗi sinh viên chúng tôi sau khi ra trường cũng đều mang theo tâm niệm về nghiêm túc va trung thực khi đứng trên bục giảng.

Qua sự việc ở Hà Tây, có thể thấy được sự bất lực của cả hệ thống giáo dục khi đối phó với những vấn đề có tính sống còn đối với nền giáo dục. Vai trò qua mờ nhạt và bất lực của những ngưòi lãnh đạo ngành GD, vốn đã quen với cách làm việc thiếu quyết liệt, ngại va chạm, quan liêu.

Sản phẩm của nền GD của chúng ta sẽ là gì đây ? Có thể nhận thấy một điều rõ ràng sẽ có thêm nhiều Bùi Tiến Dũng PMU18 hay Nguyễn Việt Tiến trưởng thành trong môi trường GD gian dối như hiện nay.

Tên: Hoang Nam

Chúng ta cần nhiều người như Thầy Khoa...

Hành động của Thầy Khoa thật giản dị nhưng cũng thật anh hùng. Thầy đã dám vứt bỏ sự yên ổn hèn hạ của cuộc sống "nước chảy bèo trôi", để đứng lên tố cáo, phơi bày tiêu cực, chạy theo thành tích giả dối tại địa điểm thi này. Chúng ta cần rất nhiều người như THẦY KHOA...để làm thay đổi hiện trạng này trong ngành giáo dục trong mấy chục năm gần đây. Thầy Khoa ơi, Thầy không đơn độc.

Tên: Một bạn đọc

Tôi ủng hộ thầy khoa

Khi đọc bài báo tôi thấy tình trạng tiêu cực trong nhà trường hiện nay thực sự là đáng lo ngại. Chúng tôi là những lớp học sinh từ những năm 60 -70 của thế kỷ trước cảm thấy bức xúc trước tình trạng tiêu cực của thế hệ học sing bây giờ.

Thế hệ của chúng tôi làm gì biết quay cóp, vì thời đó quay cóp bài mà bị giáo viên bắt được là một điều sỉ nhục.Bây giờ thì ngược lại chúng không cảm thấy xấu hổ vì có người còn ủng hộ chúng " trẻ mà gian dối thì khi vào đời cũng sẽ như vậy", Ngày trước thế hệ học sinh chúng tôi rất tôn trọng thầy cô giáo, lúc nào cũng cảm thấy thầy cô rất là thiêng liêng,vì thầy cô giáo thời đó sống rất đúng chuẩn mực của một nhà giáo.

Nhưng thế hệ học sinh bây giờ, nhiều người thiếu tôn trọng, thậm chí sẵn sàng nói xấu, sẵn sàng đe doạ thầy cô mà báo chí đã nêu nhiều, vì một số ít giáo viên đã sống không đúng với đạo đức của một nhà giáo" Đúng là gieo một hành vi gặt một tính cách".

Mùa thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm nay không phải chỉ riêng tỉnh Hà Tây như báo nêu mà còn nhiều hội đồng thi ở tỉnh khác cũng vậy tình trạng chung chỉ vì không có ai dám nói sự thật.

Vì thành tích mà nhắm mắt bỏ qua, có những họ sinh thi đạt học sinh giỏi cấp quốc gia nhưng chỉ là giỏi về các môn tự nhiên như: Toán,lý, hoá còn các môn xã hội như văn sử , địa thì bình thường có khi còn không biết gì,phải quay cóp, Trước khi vào phòng thi được đánh số báo danh sắp xếp ở vị trí dễ quay cóp và được tạo điều kiện quay cóp, để dủ điểm đỗ loại giỏi, được vào thẳng đại học.

Văn thì không có sáng tạo làm bài thì cứ chép đúng như bài văn mẫu thì được điểm cao, còn nếu sơ ý biến hoá thì hãy coi chừng diểm kém đang chờ. Nạn học thêm, nạn sách tham khảo, các bậc phụ huynh nhiều lúc phải khốn khổ vì phải tìm mua cho con một quyển sách dầy cộp chỉ đẻ xem một bài tập ví dụ, xong là vứt đi.

Đấy có phải là sự liên kết làm ăn của một số kẻ buôn sách với giáo viên bộ môn không. Ngày trước sách giáo khoa có thể sử dụng qua nhiều thế hệ: bố học xong để cho con, Anh học xong để cho em, lớp trước để lại cho lớp sau, mà thế hệ đó bao nhiêu người đã thành đạt. Có những cuốn sách giáo khoa chuyền qua bao thế hệ mà không bị lỗi thời,.

Sách tham khảo thì để ở thư viện trường ai muốn xem thì đến mượn và phải giữ gìn cẩn thận, còn bây giờ thì trên giời , dưới bể sách tham khảo nhiều vô cùng các tác giả cứ phóng tay viết, con trẻ thì như bị vào mê cung.

Kẻ buôn sách thì chỉ cần ngoắc tay với giáo viên bộ môn thì tức khắc sách sẽ bán hết ngay chỉ khổ cho con nhà nghèo không có tiền mua sách không có tiền đóng góp.

Cho nên ta thấy tại sao học sinh ở nông thôn thi vào đại học thường đỗ cao vì gia đình chúng làm gì mà có tiền đóng góp, làm gì mà có tiền mua sách tham khảo, làm gì có tiền học thêm. Chúng chỉ được nghiền hết các sách giáo khoa trong chương trình học.

Cảm ơn thầy Khoa một người thầy dám nói lên sự thật, chúng tôi mong muốn ngành giáo dục hãy dũng cảm nhìn vào sự thật để vực dậy chất lượng dạy, học và hơn hết là tính trung thực.

Tên: Phạm văn An

Vấn đề chống tiêu cực trong thi cử ở Hà tây của Thầy giáo Đỗ Việt Khoa đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng có những người " thức thời" lại cho rằng đó là hành động " dại dột" .

Về phương diện lợi ích chung cho toàn xã hội trong công tác lành mạnh hóa nền giáo dục thì không thể phủ nhận công lao của thầy Khoa, nhưng xét trên lợi ích của cá nhân Thầy khoa và các học sinh tại điểm thi trên so với toàn quốc chắc chắn sẽ có sự thiệt thòi.

Cái kết quả thi cử với tỉ lệ tốt nghiệp gần 94% so với thực trạng trình độ học sinh hiện nay đúng sai như thế nào hơn ai hết các cán bộ có trách nhiệm ở ngành giáo dục đều hiểu rõ, nhưng vì lợi ích của bản thân mình và lợi ích của " con em chúng ta" nào mấy ai đã dám lên tiếng.

Thử hỏi rằng với một vấn đề nhạy cảm và quan trọng như thế này nhưng sự quan tâm của Sở giáo dực Tỉnh Hà tây mới chỉ dừng lại ở cấp Thanh tra, còn các vị chánh phó Giám đốc Sở hình như đang quan tâm báo cáo thành tích chứ không có thời gian để tiếp xúc tìm hiểu thông tin và xử lý vấn đề thì phải?

Và chúng ta cũng có thể đặt câụ hỏi rằng sau khi xử lý xong vụ việc trên không hiểu tương lai của thầy Khoa sẽ ra sao? đã có bao nhiêu bài học nhỡn tiền về hậu quả của việc " cầm đèn chạy trước ô tô " như thế này rồi .

Chúng ta hô hào vấn đề chống tiêu cực rất nhiều nhưng chỉ được sự ủng hộ chiếu lệ của các cấp có thẩm quyền, rút cục chẳng giải quyết đựoc vấn đề gì và người chống tiêu cực lại gặp nhiều rủi ro mà thội.

Tên: nguyễn hữu duy

Thầy không bao giờ đơn độc !

Thưa toà soạn!Thưa thầy ! Là một sinh viên - là một người từng trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông em thấy những việc thầy đã làm là vô cùng đáng trân trọng, thầy sẽ không bao giờ đơn độc trên con đường chống lại cái xấu ,cái tiêu cực.

Cách đây 2 năm, em cũng thi tốt nghiệp và em thấy đó là kỳ thi vô nghĩa nhất (cũng xin nói rằng vì tự mình làm mà em không được cộng điểm thi đại học - môn Sinh học em chỉ được 6.5 ),nhưng mà nay em cũng đã là một sinh viên em nghĩ chẳng có gì gian nan trên con đường ngay thẳng mà mình đã chọn.

Năm đó những người bạn của em thì chạy ngược chạy xuôi để lo lót... Thậm chí ở một số trường ,ngay cả Hiệu trưởng còn lo "chạy" thay để lấy thành tích,...

Bây giờ vào đại học em lại thấy việc chạy điểm,gian lận ,...là một điều phổ biến ,em mong những hồi chuông mà thầy gióng lên sẽ làm cho ngành giáo dục của chúng ta ngày càng bớt đi tiêu cực.

Chúng ta cứ đòi hỏi giáo dục của nước nhà phải được thế giới công nhận bằng cấp ,nhưng cứ như thế này thì dù cố gắng bao nhiêu cũng là vô ích.

Mong sao càng xó nhiều người như thầy để những mầm xanh tương lai vốn đã u tối trong những vụ tiêu cực gần đây sẽ có những tia nắng mới . Sự thật bao giờ cũng sẽ chiến thắng!

Tên: Thanh Giang

Cảm ơn thầy Khoa!

Tôi đã từng là học sinh, một học sinh cực kỳ chăm học, và kết quả học tập cũng không đến nỗi nào. Vậy mà kết quả thi TN PTTH của tôi kém hơn rất nhiều bạn trong lớp, mặc dù các bạn đó khi học kém hơn tôi rất nhiều.

Thời đó, năm 1997, chuyện một giáo viên dám đứng lên chống tiêu cực như thầy Khoa là không có nói chi đến học sinh giám tố cáo các thày cô làm hư học trò. Ngày đó tình trạng dạy thêm học thêm đã tràn lan ở quê tôi rồi nhưng tôi thấy lực học của mình chẳng đến nỗi phải học thêm làm gì cho tốn kém vì vậy tôi thường tự mình mày mò học ôn tập tại nhà.

Vậy mà tôi vẫn đỗ và đỗ tới 3 trường ĐH như thường (ĐH Bách Khoa, ĐH Giao Thông, ĐH Mỏ địa chất)! Vì vậy thời đó tôi thấy rất bực mình với những cảnh trướng tai gai mắt. Cảnh quay cóp tràn lan, không phải chỉ thi TN mới quay cóp mà kiêm tra tiết cũng quay cóp, kiểm tra 15' cũng quay cóp, kiểm tra học kỳ cũng coi cóp,...đâu đâu cũng quay cóp.

Khi thi ĐH, cảnh quay cóp vẫn tái diễn, rồi vào ĐH cảnh quay cóp không phổ biến nhưng những môn chính trị-xã hội thì vẫn tràn lan. Khi tốt nghiệp và đi làm tôi nghe theo chỉ dẫn của gia đình khuyên nên vào làm nhà nước cho ổn định.

Bây giờ cảnh gian dối mới tinh vi và xảo quyệt gấp vạn lần tôi từng chứng kiến khi còn đi học! Mới đầu vào, vì tôi TN loại Giỏi nên sếp rất ưu ái tôi và cho cắp cặp theo mỗi khi đi "quan hệ" với các sếp lớn và các đối tác làm ăn. Tôi được chứng kiến những phi vụ làm ăn mà từ trước đến giờ tôi không thể tưởng tượng ra.

Một mớ bòng bong nhằng nhịt từ trên xuống dưới. Họ chẳng quan tâm chăm lo phát triển sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận cho công ty và cho nhà nước mà chỉ lo nghĩ tìm kẽ hở bòn rút tiền của của công ty về cho mình và cho các đối tác của mình.

Sau chưa đầy nửa năm tôi phải xin nghỉ vì không thể chịu được cảnh trướng tai gai mắt. Tôi cũng không đủ nghị lực để đứng lên chống cái mớ bòng bong đó vì nhận thấy sức mình không thể.

Giờ đây tôi đang làm cho một công ty nước ngoài với lòng khá thanh thản. Khi đọc được những thông tin về việc thày Khoa giám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, cho tương lai các thế hệ HS, SV tôi rất mừng. Ước gì tôi có được dũng khí đó! Ước gì có thật thật nhiều người dám đứng lên như thày!

Tên: Tùng Nguyên

Đề nghị ủng hộ và bảo vệ người chống tiêu cực

Kính đề nghị Báo Tiền Phong, đề nghị Sở Giáo dục Hà Tây, công an, các cơ quan chức năng tìm cách bảo vệ thầy giáo Khoa, ngăn chặn các hành động trả thù tiêu cực, để nhiều người khác dám chống tiêu cực. Trân trọng.

Tên: Nguyễn Sơn Tùng, 67 Phó Đức Chính, Hà Nội

Thân gửi Thầy giáo Đỗ Việt Khoa .

Đọc TPO thông tin về việc Thầy tố cáo việc làm sai trái của hội đồng thi địa phương của Thầy tôi có mấy cảm nghĩ sau:

 - Việc tiêu cực trong thi cử đã được biết từ lâu, tồn tại từ lâu , nhưng việc tố cáo nó với bằng chứng cụ thể thì còn ít quá! Vì sao? Vì như lời tố cáo của Thầy: sự tiêu cực này sinh ra từ hai phía: giáo chức và phụ huynh học sinh!

Buồn một nỗi là còn nhiều phụ huynh học sinh lại hậu thuẫn cho việc làm sai của nhà tr'ường để luồn lách luật lệ cầu lợi cho con em mình!!! - Việc làm sai của một nhóm phụ huynh HS , dù nhóm đó lớn đến đâu( tôi nghĩ không phải 100%) đã làm phương hại trực tiếp đến nền giáo dục nước nhà và hại trực tiếp đến con cái của họ mà hộ không ý thức được.

Con cái của họ chăcs hẳn không phải là HS chăm chỉ, học tốt và đứng đắn. Tôi đã từng chứng kiến những học sinh và gia đình các cháu hoàn toàn khác với những gia đình kiểu như trên.

 - Vì vậy, tôi xin bầy tỏ lòng hoan nghênh nhiệt liệt những việc làm của Thầy và những đồng nghiệp như Thầy.

- Xin toà báo Tiền Phong và các toà báo khác tích cực ủng hộ việc đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục của thầy Đỗ Việt Khoa. Đó là một tấm gương sáng không những cần được bảo vệ mà còn cần được biểu dương, khích lệ động viên thật nhiều.

Nếu Bác Hồ còn sống chắc Bác sẽ gửi thư động viên khen ngợi! Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng chia xẻ, ủng hộ bài thơ Mùa Xuân nhớ Bác của bà Xuân Khải cách đây 20 năm, trong đó có những câu:

Chúng tôi được học. Được thử thách nhiều trong chiến tranh. Chúng tôi nghĩ Nguyễn Huệ Quang Trung. Lứa tuổi 20 lập nên nhiều chiến công hiển hách. Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt? Có học hành lại phải cầu an! Phải thu mình xin hai chữ bình yên. Bởi lẽ đấu tranh- tránh đâu cho được. Đồng chí không bằng đồng tiền! Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp!

Còn người dân chúng tôi chờ đợi những lời nói trên trở thành hiện thực! Xin chúc thầy giáo Đỗ Việt Khoa đấu tranh thắngd lợi! Chúc báo Tiền Phong ngày càng xứng đ&áng với tên gọi của mình: TIỀN PHONG.

Tên: Một bạn đọc

Bệnh thành tích trong nhà trường!

Con tôi học lớp 1, vừa qua đi họp phụ huynh tôi thấy ngạc nhiên bảng tổng kết của lớp là 100% học sinh giỏi (2 môn toán, tiếng việt đều được 9,5 và 10 điểm).

Về nhà hỏi lại con thì cháu tâm sự "Hôm con đi thi hết năm học Cô giáo có dặn dò trước cả lớp và giao nhiệm vụ cho 1 số bạn học khá, giỏi trong lớp là phải kèm cặp bảo ban bài thi cho các bạn học yếu trong lớp.

Như vậy tôi nghĩ không loại trừ con tôi cũng được các bạn cho chép bài. Nhiều hôm lo nghĩ cứ dạy và học ở cấp tiểu học như vậy thì sau này các cháu học lên lớp cao hơn thì kiến thức cơ bản không có, thì lấy đâu ra các cháu học giỏi.

Thiết nghĩ ngành giáo dục nên xem xét thực trạng việc dạy và học trong nhà trường, đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục, có như vậy phụ huynh chúng tôi mới yên tâm về việc học tập của con em mình!

Tên: nguyen viet hùng

Chấn hưng nền giáo dục để phát huy nguồn lưc con người trong công cuộc CNH-HĐH đất nước là mục tiêu phản ánh nguyện vọng của toàn xã hội.

Kiến thức được đánh giá đúng sẽ khơi dậy niềm say mê, khát khao học tập cho lớp học sinh khi còn trong ghế nhà trường - người chủ xây dựng đất nước trong tương lai.

chúng ta sẽ nghĩ sao khi các em bị nhiễm thói tiêu cực cho là kiến thức do đồng tiền mua được. Vì vậy cách hành xử của người lớn trước vụ việc thầy giáo Khoa tố cáo tiêu cực ở HĐT Phú xuyên sẽ có tác dụng không chỉ gây lại niềm tin cho học sinh về một triết lý giản dị là: "kiến thức có được phải do dùi mài kinh sử".

Việc làm của thầy Khoa cần được Bộ GDDT, Sở GDDT Hà Tây đặc biệt các cấp chính quyền bảo vệ và đánh giá đúng mức.

Tên: Lê Thị Vi Hạnh

Tôi không đủ dũng cảm như thầy Khoa...

Lâu nay, thực trạng học sinh quay cóp đã trở nên phổ biến từ những tiết kiểm tra định kỳ, môn học cho đến kỳ thi và quan trọng là kỳ thi tốt nghiệp.

Nó xâm nhập không riêng cấp học nào: THCS, THPT, THCN, ĐH. Nó đã xói mòn đạo đức của thầy và trò(không còn là một vài con số nữa). Tôi đã từng là giáo viênTHCN(10 năm), tôi đã cố gắng chống lại quay cóp bằng mọi cách, từ kiểm tra 15 phút cho đến kỳ thi tốt nghiệp.

Nhưng tôi không được sự ủng hộ của Ban GH, các vị này chỉ sợ học sinh rớt nhiều, các em sẽ sợ và không đăng ký vào học nữa. Các vị quên rằng học sinh cần chất lượng hơn tất cả vì các em cần học thực chất để có thể hành nghề khi ra trường.

Và cứ mỗi kỳ thi tốt nghiệp, tôi và đồng nghiệp lại cộng điểm để các em qua, dĩ nhiên, nó đã trở thành phản ứng dây chuyển cho các em học sinh các khóa, không học cũng qua. Tôi không đủ dũng cảm như thầy Khoa, tôi cũng cảm thấy mình không thể làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo và tôi đã ra đi, mặc dù trong lòng vẫn đau đáu với nghề dạy học.

Cảm ơn thầy Khoa. Mong Bộ GD&ĐT đừng né tránh, đừng vì thành tích ảo. Hãy dũng cảm nhìn vào sự thật để vực dậy chất lượng dạy, học và hơn hết là tính trung thực.

Tên: nguyen Minh Quang

Giám thị rất dũng cảm

Tôi đọc báo thấy giám thị dám đứng lên tố cáo là rất dũng cảm.Tôi cũng là học sinh cấp 3 đã tốt nghiệp tại Hà Tây 28 năm trước.Nhưng thời đó chúng tôi không có quay cóp và không phải bồi dưỡng hội đồng thi.Nhưng liệu có bị trù úm không?Đấy là điều đáng lo ngại.

Tên: Nguyễn Việt Nam

Người như anh Khoa đáng được Đảng và Nhà nước ta biểu dương, khen thưởng

Chúng ta đều biết và nhận thức rằng Giáo dục - Đào tạo là nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai. Đất nước trong tương lai có phát triển được không phụ thuộc nhiều vào nền giáo dục do thế hệ đi trước, thế hệ hiện tại đặt ra và giáo dục, đào tạo cho thế hệ đi sau.

Nếu thế hệ đi trước quan tâm và tạo lập được một nền Giáo dục - Đào tạo tốt thì chắc chắn tương lai của đất nước sẽ tốt. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta những năm qua cũng đã thực sự quan tâm tới Giáo dục và Đào tạo, chúng ta đã tập trung đầu tư nhiều cho giáo dục đào tạo và theo báo cáo chúng ta luôn đạt kết quả cao: Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp, rất ít học sinh, sinh viên yếu kém.....

Thiết nghĩ liệu kết quả đó có được thực chất hay không? Nếu đó là thực chất thì là điều đáng mừng cho đất nước, nhưng nếu đó là bệnh thành tích thi lại là một điều vô cùng tệ hại và vô hình chung chúng ta đã dạy thế hệ trẻ cách dối trá, cách chạy chọt,.....

Hãy nhìn lại kết quả tuyển sinh năm 2005: Đề thi chỉ được ra trong phạm vi chương trình đào tạo bậc phổ thông, nhưng mặt bằng điểm thi của các em lại có một kết quả rất thấp, thậm chí có môn điểm bình quân của các em không vượt quá 2,5 điểm (môn lịch sử).

Trong khi chính các em lại là những học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, vậy kết quả tốt nghiệp của các E có đáng tin cậy hay chỉ là....

Vụ việc xảy ra ở Hà Tây là một lời cảnh tỉnh đối với nền giáo dục nước nhà. Đây chỉ là nơi mà có người dám nói thẳng, dám nhìn thẳng vào sự thật của giáo dục. Còn những nơi khác, những chỗ khác có ai dám làm như vậy không hay là đều tốt cả.

Thiết nghĩ chúng ta hay nhìn lại Giáo dục đào tạo nước nhà, không thể để tình trạng thành tích giả tạo kéo dài mãi được. Chúng ta chấp nhận một vài năm có kết quả thấp nhưng đó là kết quả thực chất, đó là những cái chúng ta có thì mới có tiền đề để đi tiếp, đi cao hơn và buộc thế hệ sau phải nỗ lực học tập hơn.

Người như anh Khoa đáng được Đảng và Nhà nước ta biểu dương, khen thưởng và xem xét đề bạt bổ nhiệm để động viên khích lệ những người khác.

Đồng thời những người được đất nước giao trọng trách quản lý nền Giáo dục - Đào tạo nước nhà cũng phải chịu trách nhiệm về việc này.

MỚI - NÓNG