Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa

TPO - Từ ba năm trước, ông Nguyễn Văn Đắc mạnh dạn thử nghiệm mô hình Trồng rau bè thủy sinh tại ấp 3, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đến nay, mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 1

Mô hình trồng rau trên bè thủy sinh tại ấp 3, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An của ông Nguyễn Văn Đắc.

Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 2

Tận dụng ao, hồ sẵn có, ông Đắc dùng vỏ chai nhựa phế thải kết lại tạo ra những bè nổi hình chữ nhật, mỗi bè có diện tích khoảng 3m2. xung quanh bè bao bọc bằng lưới và những nẹp tre, phía trên phủ lớp phân làm từ lục lục bình để làm giá thể.

Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 3

Ông Đắc đang thử nghiệm trồng cây bắp trên bè nổi và một số lọai cây khác.

Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 4

Ông Đắc chia sẻ: "Từ khi nhà nước giao khu vực này cho tôi, do diện tích mặt nước lớn nên phải nghĩ ra cách tận dụng. Nguồn lục bình thì có sẵn tại địa phương. Tôi tận dụng tất cả các loại rác thải nhựa có thể nổi được để làm bè nổi".

Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 5
Màu xanh phủ trên các bè nổi làm bằng vỏ chai nhựa.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 6
"Đầu tiên tôi sử dụng ống nước, thùng phuy... nhưng đều không ổn. Sau đó, tôi chuyển sang các loại chai nhựa và thấy khá ổn, dễ làm, dễ cân chỉnh độ nổi. Cây ăn trái thì đòi hỏi lớp giá thể dày hơn, rau thì mỏng hơn và có thể cân chỉnh số lượng chai nhựa để cân độ nổi của bè", ông Đắc nói về quá trình ứng dụng bè nổi làm từ chai nhựa.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 7
Mô hình không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn mà còn giúp bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. “Việc trồng trên bè nổi giúp cách ly được khoảng 80% các loại sâu, bệnh và côn trùng gây hại, bảo đảm chất lượng rau sạch:, ông Đắc nói, đồng thời cho biết, hiện các sản phẩm rau trồng trên bè được bán tại địa phương và hệ thống Siêu thị Nam An. Ngoài ra, anh cũng cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng của các đơn vị ở xa.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 8
Bè nước cách ly với đất liền nên các loài gây hại, nấm bệnh không thể tiếp cận được.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 9
Hiện tại, ông Đắc có khoảng 300 bè nổi, với diện tích gần 5.000m2, gồm nhiều loại rau màu như dưa leo, cà chua, bí đao, bí đỏ, bầu, mướp, cải bẹ xanh,...
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 10
Nhân công vườn rau không mất công tưới và diệt trừ sâu bệnh, chỉ gia công các giá thể theo các quy chuẩn và chờ đến ngày thu hoạch. Việc chăm sóc cũng dễ hơn so với trồng trên bờ. Tại đây, anh tạo việc làm thường xuyên cho 10-12 lao động có thu nhập ổn định.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 11
Một lớp phân gà vừa được rải lên mặt lớp lục bình.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 12
Màu xanh tươi tốt của một giàn mướp phát triển thuận lợi từ môi trường giá thể lục bình.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 13
Bộ rễ của một dây dưa leo phát triển khác hơn bình thường với độ dày cao, nhiều rễ con, hút nước trực tiếp...
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 14
"Tôi cũng rất muốn giao lưu, giới thiệu mô hình nông nghiệp sạch cũng như triển khai các hoạt động giao lưu, tham quan...", anh Đắc hy vọng.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 15
Hành lá là loài không ngậm nước nên anh Đắc mất khá lâu cho việc trồng hành lá trên mặt nước.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 16
Có thời điểm hết chai nhựa thải, ông Đắc dùng các hộp mút xốp làm bè nổi.
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 17
Mỗi loại rau phù hợp với độ dày khác nhau của giá thể trên bè nổi
Độc đáo 'trang trại' rau sạch trên bè làm từ rác thải nhựa ảnh 18
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, mô hình trồng rau trên bè nổi của ông Đắc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này cũng mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, rất phù hợp với các vùng sông nước.
Tin liên quan