Doanh nghiệp Việt nỗ lực mang tinh hoa ẩm thực nước nhà ra thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Từ lâu, ẩm thực Việt đã luôn có sức hút với bạn bè quốc tế. Theo chuyên trang Taste Atlas , Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên bản đồ ẩm thực châu Á nhờ hàng loạt món ăn hấp dẫn. Việc doanh nghiệp Việt có tiềm lực mang văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, không chỉ góp phần đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới còn giúp quảng bá hình ảnh đất nước cho những lợi ích lâu dài trong tương lai.
Doanh nghiệp Việt nỗ lực mang tinh hoa ẩm thực nước nhà ra thế giới ảnh 1

Tự tin với chất lượng sản phẩm mang đậm “chất” Việt, Masan cũng như hàng trăm doanh nghiệp nội địa khác, thông qua những thương hiệu thế mạnh của mình, như bộ gia vị CHIN-SU, phở CHIN-SU, Lẩu tự sôi Omachi, cà phê Vinacafe, .v.v…mong muốn ”gây thương nhớ” cho người tiêu dùng toàn cầu.

Ẩm thực Việt góp mặt trên “sân chơi” thế giới

Với mục tiêu xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam thành công trên thị trường quốc tế, tại ĐHĐCĐ 2023 vừa qua, Masan đã chia sẻ về chiến lược "Go Global" mang niềm tự hào ẩm thực Việt ra toàn cầu bằng những sản phẩm chiến lược như bộ gia vị CHIN-SU, phở CHIN-SU, Lẩu tự sôi Omachi, cà phê Vinacafe... Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng phấn đấu trong 5 năm tới (2023-2027) sẽ đạt doanh thu từ 80.000-100.000 tỷ đồng, trong đó 85% từ nội địa và 15% xuất khẩu.

"Nếu một công ty có thể đưa thực phẩm Việt Nam ra ngoài thế giới thì chúng ta (Masan Group) có thể làm điều đó tốt nhất", ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer chia sẻ. Với định hướng không ngừng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm quy mô quốc tế, Masan Consumer đã tập trung đẩy mạnh thêm xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Bắc Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc… Các sản phẩm sẽ có chung hương vị cơ bản mang đặc trưng ẩm thực Việt Nam, cộng thêm sự điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của các thị trường mục tiêu.

Với động thái cam kết san sẻ 50% chi phí marketing cho digital, xây dựng trung tâm thấu hiểu người dùng, có thể nói, Masan Consumer là doanh nghiệp đầu tư “có chiều sâu” cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Việc này đã góp phần chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và các tiêu chuẩn khắt khe của từng thị trường khác nhau trong lộ trình đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới.

Một trong những sản phẩm xuất khẩu được ông Thắng chia sẻ trong ĐHĐCĐ là "Lẩu bò riêu cua Hà Nội". Đây là sản phẩm lẩu tự sôi, không cần nước nóng, bếp gas, không cần đồ khô, chỉ cần đổ nước lọc vào gói sản phẩm, trong thời gian 5-10 phút nồi lẩu sẽ "tự sôi". Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết, không chỉ dừng lại ở lẩu, Masan Consumer sẽ cung cấp cho người tiêu dùng toàn cầu các sản phẩm bún, cháo, phở, hủ tiếu... đúng hương vị Việt Nam mà không cần phải đun nấu.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Năm 2022, đồng Yên suy yếu do chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ (Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản), cùng với giá dầu tăng cao do ảnh hưởng cuộc chiến Nga-Ukraina, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, khiến chi phí sản xuất tăng. Hệ quả là những mặt hàng thiết yếu của Nhật Bản cũng lên giá từng ngày làm cho việc chi tiêu của các hộ gia đình trở nên căng thẳng.

Tại hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản 2022, ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, nhận đình rằng đây là cơ hội cho Việt Nam nếu như hàng Việt Nam đảm bảo được chất lượng tương đương nhưng có giá bán thấp hơn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào Nhật Bản; hoặc Việt Nam cung cấp được các mặt hàng có thể thay thế cho sản phẩm nội địa của Nhật Bản.

Đồng tình với quan điểm này, Masan và những đơn vị xuất khẩu thực phẩm khác trong nước, nhận thấy rằng là cơ hội tham gia thị trường “khó tính” bậc nhất trên thế giới, Nhật Bản.

Masan đã thành công giới thiệu mắt bộ sản phẩm Gia vị Nhật Bản tại Triển lãm Ẩm thực Quốc tế Japan Foodex vào tháng 3/2023 vừa qua. Cụ thể, tương ớt CHIN-SU kết hợp với Wasabi cay nồng tạo nên một vị cay độc đáo mới, hạt nêm CHIN-SU sử dụng 2 nguyên liệu Shitake & tảo bẹ Kombu từ Nhật Bản, nước tương theo phong cách lên men tự nhiên truyền thống Nhật Bản và Nước mắm Cá Cơm Biển Đông mang hương vị đậm đà đặc trưng Việt Nam. Đây là một trong những hội chợ quốc tế thường niên chuyên ngành thực phẩm và đồ uống lớn nhất ở châu Á, là cơ hội quảng bá của doanh nghiệp nước ngoài đến thị trường hơn 125 triệu dân.

Theo Ông Jorgre Imai- Chủ tịch công ty Imai Limited, nhà nhập khẩu chính thức bộ sưu tập gia vị của Masan: “Việc CHIN-SU ra mắt bộ sưu tập gia vị cao cấp tại thị trường Nhật cho thấy được sự nắm bắt thị hiếu của thị trường với các sản phẩm mang đậm tính đặc trưng cũng như sáng tạo. Bộ sản phẩm của Việt Nam này rất phù hợp với khẩu vị Nhật Bản. Chắc chắn những người Nhật yêu ẩm thực Việt cũng sẽ rất yêu thích bộ gia vị này”. Hiện tại, những sản phẩm này đã đến tay người tiêu dùng Nhật thông qua các siêu thị, nhà bán hàng lớn tại đất nước hơn 125 triệu dân.

Không chỉ tập trung chinh phục thị trường khó tính bậc nhất như Nhật Bản, lộ trình vươn ra thế giới của Masan còn bao gồm kế hoạch ra mắt các sản phẩm phở ăn liền hoàn toàn mới cho thị trường trong nước và Hàn Quốc vào tháng 5/2023, cuối tháng 8 sang tháng 9, đơn vị này dự kiến sẽ tham gia thị trường Mỹ và Châu Âu. Từ năm 2024, các sản phẩm bữa sáng đặc trưng Việt như hủ tiếu, bún, miến… sẽ tiếp tục mang câu chuyện hương vị Việt Nam vươn ra thế giới.

Việc xuất khẩu thành công sản phẩm sang các thị trường lớn không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Masan, mà còn góp phần ghi dấu và khẳng định vị thế hương vị Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.

MỚI - NÓNG