Nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều rất đa dạng, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.
Đổ mồ hôi là một quá trình sinh lý bình thường giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra quá mức, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. |
Các yếu tố sinh lý như hoạt động thể chất mạnh, nhiệt độ môi trường cao, thời tiết nắng nóng, căng thẳng, tuổi dậy thì hoặc mang thai đều có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó, nhiều bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi như rối loạn thần kinh giao cảm, các bệnh nội tiết (cường giáp, tiểu đường), nhiễm trùng, ung thư, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và một số bệnh lý khác. Ngoài ra, một số loại thuốc và thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống nhiều đồ cay nóng, uống nhiều cà phê, rượu bia cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá mức. Để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Đổ mồ hôi quá nhiều có nguy hiểm không?
Tăng tiết mồ hôi thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, đổ mồ hôi quá nhiều còn có thể gây ra một số biến chứng như:
Nhiễm trùng da: Môi trường ẩm ướt do mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh về da như nấm, viêm da.
Mùi cơ thể: Mồ hôi khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da sẽ tạo ra mùi khó chịu.
Khi nào đổ nhiều mồ hôi là dấu hiệu của bệnh?
Đổ mồ hôi là một quá trình sinh lý bình thường giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu bạn tăng tiết mồ hôi khi không phải do tập thể dục, mặc quần áo dày, nóng bức, hoặc nếu người bạn ướt đầm đìa khi cử động dù là nhỏ nhất thì có nghĩa là cơ thể bạn có điều gì đó không ổn.
1. Đổ mồ hôi trộm là đổ mồ hôi trong khi ngủ vào ban đêm. Dù cho thời tiết mát mẻ thì cơ thể vẫn bài tiết liên tục. Đó có thể là dấu hiệu thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên có thể một số bệnh như nhiễm trùng, bệnh lao, ung thư... cũng khiến cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi và suy nhược cơ thể.
Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm dù nằm phòng điều hòa có thể là dấu hiệu của bệnh. |
Cũng có những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, uống thuốc trong thời gian dài và không vận động nên cơ thể phải tăng tiết mồ hôi.
2. Đổ mồ hôi tự phát thường gặp ở những người có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản tương đối cao như cường giáp. Nhiệt độ cơ thể quá cao thì sẽ cần được bài tiết mồ hôi để tản nhiệt. Vì vậy, lúc nào bạn cũng cảm thấy nóng và người ướt đầm đìa.
3. Đổ mồ hôi nhiều khi ăn: Đây có thể là dấu hiệu của lá lách và dạ dày yếu. Khi ăn uống, các bộ phận này phải hoạt động hết công suất khiến cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất nên toát mồ hôi nhiều.
Để xác định nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng tuyến giáp, đường huyết, các chỉ số viêm nhiễm.
Xét nghiệm mồ hôi: Đo lượng mồ hôi tiết ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Các xét nghiệm khác: Điện tâm đồ, siêu âm, chụp X-quang... tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
Điều trị tăng tiết mồ hôi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tăng tiết mồ hôi do bệnh lý, việc điều trị sẽ tập trung vào điều trị bệnh nền.
Ngoài ra, nếu chỉ là tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng cholinergic để giảm tiết mồ hôi hoặc tiêm botox vào vùng da tiết nhiều mồ hôi để tạm thời ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, có thể áp dụng phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi.
Để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu hoặc nội tiết. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Tắm thường xuyên là một cách đơn giản để kiểm soát tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. |
Để tự kiểm soát việc tiết mồ hôi quá mức, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
Chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, caffeine.
Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, thay quần áo thoáng mát.
Sử dụng các sản phẩm khử mùi: Giúp giảm mùi hôi cơ thể.