Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ phim "Đừng nói khi yêu" lên sóng trên khung giờ vàng tiếp tục nhận nhiều lời chê. Với vai Tú trong Đừng nói khi yêu, mong muốn thoát hình tượng nam diễn viên chuyên đóng vai ngu ngơ của Đình Tú khó thành hiện thực. 

Lông bông, dựa hơi bố mẹ

Bộ phim trên sóng giờ vàng Đừng nói khi yêu do Bùi Tiến Huy làm đạo diễn. Những tưởng bộ phim nối tiếp thành công của Thương ngày nắng về, Tình yêu và tham vọng, Cả một đời ân oán… thế nhưng dù lên sóng quá nửa chặng đường, Đừng nói khi yêu liên tục nhận nhiều lời chê bai.

Trước đó, dàn nhân vật nữ của phim nhận về nhiều "gạch đá" vì tính cách có chiều hướng phi lý, độc hại.

Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 1Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 2

Nhân vật Tú do Đình Tú đảm nhiệm bị "ném đá". Ảnh: CMH.

Không riêng dàn nhân vật nữ, nhân vật nam trong phim đặc biệt là Tú (Đình Tú thủ vai) cũng bị phàn nàn. Nhà sản xuất mong muốn khắc họa Tú là một thanh niên đầy hoài bão và luôn cố gắng thực hiện ước mơ. Tuy nhiên, qua hơn nửa bộ phim, khán giả chỉ thấy Tú trẻ con, lông bông, dựa dẫm vào người khác.

Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 3Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 4

Tú (Đình Tú) luôn đổ lỗi cho Quy (Mạnh Trường) về sự thất bại trong kinh doanh phòng tập. Ảnh: CMH.

Để theo đuổi đam mê với nghề huấn luyện viên thể thao, Tú nghỉ học ngành kinh tế, cùng bạn mở trung tâm thể hình. Số vốn ban đầu để Tú mở phòng tập hoàn toàn không phải tiền tự tích cóp mà được mẹ đứng tên đi vay.

Việc làm ăn ở phòng tập cũng không khá khẩm, dẫn tới thua lỗ khiến mặt bằng nơi đây rơi vào tay Quy (Mạnh Trường). Sau khi mất trung tâm thể hình, Tú được bố mẹ giới thiệu làm thầy giáo thể dục nhưng công việc này cũng không kéo dài.

Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 5

Vì xích mích với Linh (Trình Mỹ Duyên) trước cổng trường, Tú (Đình Tú) mất đi công việc tại trường học. Ảnh: CMH.

Công việc lông bông, nhưng đáng nói hơn là tính thích đổ lỗi cho người khác. Khi phòng tập phá sản, thay vì nhìn lại lỗi lầm trong cách quản lý và vận hành Tú lại đổ tại Quy. Anh cho rằng Quy đâm sau lưng, chơi xấu khiến phòng tập phá sản. Hơn nữa, Tú còn đổ lỗi cho bố vì luôn trách mắng, áp đặt khiến anh trở nên kém cỏi, thất bại.

"Tú đúng ăn hại", "Ghét nhất đến đoạn Tú xuất hiện", "Tính cách của Tú khó thành công được", "Tú và Ly đúng là một đôi bạn thân"... là những bình luận về nhân vật Tú trên một số diễn đàn bình luận phim.

Dập khuôn vai ngô nghê

Diễn xuất của Đình Tú trong phim chưa thực sự thuyết phục. Khán giả không nhận thấy sự khác biệt của Đình Tú qua từng vai diễn. Trước vai Tú trong Đừng nói khi yêu, Đình Tú liên tục phủ sóng giờ vàng với vai diễn ngô nghê, thiếu chín chắn. Dù mong muốn thay đổi hình tượng nhưng với Tú của Đừng nói khi yêu, Đình Tú không đạt được mục tiêu.

Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 6

Vai Trí trong Hướng dương ngược nắng do Đình Tú thủ vai ngu ngơ, thiếu chín chắn. Ảnh: CMH.

Trong Hướng dương ngược nắng, Đình Tú vào vai Trí - em trai sinh đôi của Minh (Lương Thu Trang). Khác hoàn toàn sự tháo vát và thông minh của cô chị, Trí ban đầu lười nhác và sống ỷ lại. Khi trở thành cháu đích tôn của gia tộc họ Cao, Trí còn bị lợi dụng và gây ra nhiều mối họa cho chị gái và cả gia đình. Vai Trí có sự ngu ngơ, thiếu chín chắn của một cậu trai trẻ được chiều chuộng từ bé.

Đình Tú khó thoát vai nhân vật ăn hại, vô dụng ảnh 7

Khoa "gà" trong Cô gái nhà người ta - chàng trai nghịch ngợm, chuyên phá làng phá xóm. Ảnh: CMH.

Khán giả cũng chưa quên vai Khoa "gà" của Đình Tú trong Cô gái nhà người ta. Trong phim Khoa là một chàng trai nghịch ngợm, chuyên phá làng phá xóm, khởi nghiệp nhưng thất bại. Có thể nói, Đình Tú đang bị đóng khung vào dạng nhân vật "vô dụng".

Thương ngày nắng về đánh dấu sự thay đổi hình tượng của Đình Tú từ dạng nhân vật ngô nghê sang trưởng thành, chững chạc hơn. Tuy nhiên số lượng vai diễn ít ỏi ở thể loại nhân vật này chưa đủ chứng minh khả năng diễn xuất của Đình Tú. Khán giả mong đợi ở nam diễn viên 9x này sự đột phá hơn nữa.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.