Điều trị 'tay chân miệng' ở… hành lang

Bệnh nhi nằm ở hành lang khiến bác sĩ cũng ra hành lang khám bệnh (ảnh chụp sáng 17-6 tại BV Nhi đồng 2) Ảnh: V.K
Bệnh nhi nằm ở hành lang khiến bác sĩ cũng ra hành lang khám bệnh (ảnh chụp sáng 17-6 tại BV Nhi đồng 2) Ảnh: V.K
TP - Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ào ào nhập viện khiến hành lang ở các bệnh viện nhi cũng trở thành nơi trị bệnh. Trong khi đó, chủng virus mới xuất hiện làm bệnh trở nên khó trị hơn nhưng nhiều nơi vẫn lơ là phòng bệnh.

> Tăng cường phòng chống bệnh "tay-chân-miệng"

Bệnh nhi nằm ở hành lang khiến bác sĩ cũng ra hành lang khám bệnh (ảnh chụp sáng 17-6 tại BV Nhi đồng 2) Ảnh: V.K
Bệnh nhi nằm ở hành lang khiến bác sĩ cũng ra hành lang khám bệnh (ảnh chụp sáng 17-6 tại BV Nhi đồng 2). Ảnh: V.K.
 

Sáng 17-6, Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 có khoảng 200 trẻ nằm điều trị do bệnh tay chân miệng gây ra, trong đó có hơn 10 trẻ bị biến chứng nặng phải điều trị tích cực. Trong phòng, mỗi giường phải len 3-4 trẻ, còn hành lang gần như không có lối đi bởi các cháu không có giường phải đưa ra đây để nằm.

Bất chấp thông báo của bệnh viện không được nằm tại khu vực hành lang, nhưng do khoa quá tải trầm trọng, nhiều bà mẹ vẫn chen nhau kiếm chỗ ở hành lang cho con nằm. Tại phòng 107 có đến 10 giường bệnh, dưới sàn nhà được tận dụng trải thêm gần chục chiếc chiếu.

Tình trạng tương tự ở khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 khi dãy nhà 2 tầng cũng chật kín các bé bị bệnh tay chân miệng. Mỗi chiếc ghế bố được cho thuê với giá 10 ngàn đồng một ngày, trải kín hành lang. Chỉ khi có người xuất viện thì trẻ nằm ngoài hành lang mới có chỗ nằm trong phòng.

Mẹ bé Nguyễn Xuân Sang 3 tuổi ở Vũng Tàu rầu rĩ nói: “Con tôi nhập viện đã ba ngày nhưng đến nay vẫn chưa có chỗ trống vào phòng”. Chị Hoài, mẹ bé Gia Hưng 1 tuổi cũng đã ba ngày nằm hành lang với con, cho biết: “Mỗi khi mưa phải kéo cửa sổ lại và phải mua thêm chiếu để che”.

Bác sĩ Vũ Quang Vinh, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Nhi đồng 2, cho biết, từ tháng 5 đến nay, tại đây điều trị gần 1.000 trẻ bị bệnh tay chân miệng, trong đó có 3 ca tử vong. Nơi đây đang có 20 bệnh nhi điều trị, trong đó có 16 trẻ trong tình trạng bệnh nặng. Trong khi đó, BV Bệnh nhiệt đới điều trị cho gần 100 trẻ mắc bệnh này.

Lơ mơ chống dịch

Ráo riết chống dịch tay chân miệng từ thời điểm dịch ngấp nghé vào tháng 4, nhưng đến nay số lượng trẻ nhập viện do căn bệnh này vẫn gia tăng mạnh. Tại cuộc họp phòng chống dịch bệnh này mới đây, ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, tỏ ra ngán ngẩm khi một số quận, huyện vẫn còn chống dịch kiểu “lơ mơ và ngái ngủ”.

Khi dịch đã vào đỉnh nhưng đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng quận 10 cho biết vẫn chưa nhận được thuốc khử khuẩn và tuyên truyền cho người dân.

Tại một số địa phương, đã có trẻ tử vong vì dịch bệnh nhưng cả tuần sau cơ quan y tế dự phòng mới nhận được tin. Vì vậy, khi phát hiện ra ổ dịch thì virus gây bệnh đã lan ra cộng đồng.

Theo ông Lê Trường Giang, khi đi kiểm tra tình hình dịch tay chân miệng ở các quận, huyện, nhiều cán bộ y tế dự phòng vẫn mù mờ về cách pha hóa chất, nhiều nơi làm hoài nhưng vẫn… không thuộc bài! Đó cũng là nguyên nhân góp phần khiến bệnh tay chân miệng đã xuất hiện trên 70% số phường-xã ở khắp 24 quận-huyện của TPHCM, trong đó 70% là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
TPO - Công viên chạy dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km, tổng diện tích 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn tạo nên sân chơi công cộng có sức chứa lớn, nhiều hoạt động mới lạ, thu hút người dân và du khách đến tham quan, giải trí, tận hưởng dòng sông.