Khái niệm “nhóm tàu sân bay tấn công kép” của Trung Quốc hiện đang có một bước tiến nhảy vọt với việc gần đây nước này triển khai tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên qua eo biển Đài Loan, một động thái báo hiệu rằng tàu sân bay thứ hai của họ sẽ sớm được đưa vào hoạt động và tạo ra mối cạnh đe dọa mới đối với Mỹ và các đồng minh cả ở Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
Theo tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc, tàu sân bay Sơn Đông gần đây đã tiến vào Biển Đông để tập trận. Tờ báo này cũng dẫn lời các nhà phân tích quân sự nói rằng kế hoạch của Trung Quốc thực hiện một chiến dịch tấn công sử dụng cùng lúc hai tàu sân bay “không còn chỉ là khái niệm."
Điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc có khả năng vận hành song song hai tàu sân bay trong một nhiệm vụ tấn công? Chắc chắn, câu hỏi có liên quan nhiều đến việc hải quân Mỹ đã tiến hành một số cuộc tập trận tấn công sử dụng cùng lúc hai tàu sân bay ở Thái Bình Dương vào đầu năm nay, một cuộc tập trận chứng tỏ khả năng mở rộng đáng kể trong việc triển khai sức mạnh khu vực. Cả hai tàu sân bay Trung Quốc biên chế số lượng lớn máy bay chiến đấu.
Sử dụng tàu sân bay kép không chỉ tăng gấp đôi số lần tấn công trong một cuộc xung đột mà còn có thể mở rộng phạm vi tác chiến trên biển một cách đáng kể, tùy thuộc vào chất lượng và quy mô của mạng lưới giữa các máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và tàu nổi được thiết kế để phối hợp, tương tác với nhau.
Trong trường hợp của tàu Sơn Đông, việc bổ sung thêm tàu sân bay thứ hai là Liêu Ninh cũng sẽ tăng gấp đôi năng lực hoạt động của các máy bay chiến đấu cho bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào. Theo Hoàn cầu thời báo, trong khi Liêu Ninh có thể vận hành tối đa 24 máy bay chiến đấu phóng từ tàu sân bay, Sơn Đông có khả năng vận hành 36 chiếc.
Các nhóm tấn công tàu sân bay kép cũng hứa hẹn giúp cải thiện mạng lưới phòng thủ trên tàu, nói một cách đơn giản, là các chỉ huy trên tàu mặt nước có cơ hội nhận được cảnh báo sớm nhất về các cuộc tấn công tiềm tàng hoặc đang đến gần.
Có lẽ ở mặt trận của Mỹ, một nhóm tấn công tàu sân bay có thể chỉ muốn chia sẻ dữ liệu về tên lửa, tiêm kích, máy bay ném bom, pháo mặt đất của đối phương hoặc bất cứ thứ gì có thể được phát hiện nhanh hơn và ở tầm xa hơn. Ví dụ, một máy bay giám sát do tàu sân bay phóng lên có thể xác định vị trí mục tiêu của kẻ thù đang đến như máy bay hoặc quỹ đạo bay của tên lửa, xác định vị trí tàu chủ.
Có thể đối với nhóm tàu sân bay Trung Quốc, hoạt động cùng nhau, phối kết hợp sẽ mang lại khả năng tạo ra cơ hội cho các chỉ huy bảo vệ tàu một khoảng thời gian lớn hơn, qua đó tìm kiếm và tham gia một cuộc đánh chặn hoặc tấn công kẻ thù.