Châu Á được xem là trung tâm tài chính kinh tế đang lên của thế giới. Nơi đây quy tụ nhiều tỷ phú có tài sản kếch xù, trong đó không thiếu những tỷ phú công nghệ.
Có một điểm khá thú vị là một số tỷ phú cũng bỏ đại học giữa chừng, thậm chí bỏ học từ cấp 3, nhưng bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của mình, họ vẫn tích lũy được số tài sản khổng lồ và đang có công việc làm ăn, kinh doanh và đầu tư thuận lợi.
Lei Jun
Tài sản: 14,4 tỷ USD
Tuổi: 45
Quốc gia: Trung Quốc
Lei Jun là chủ sở hữu Xiaomi - hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 4 thế giới và lớn nhất tại Trung Quốc. Xiaomi mới được thành lập cách đây 3 năm nhưng cũng đủ mang lại cho Lei Jun số tài sản khổng lồ lên tới 14,4 tỷ USD.
Lei bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sau khi ông tốt nghiệp đại học. Khi đó, Lei vào làm cho Kingsoft, một công ty phần mềm của Trung Quốc tương tự Microsoft, ở vị trí kỹ sư. Tại Kingsoft, Lei dần được cất nhắc lên vị trí giám đốc công nghệ, chủ tịch và CEO, rồi đưa công ty lên sàn chứng khoán năm 2007 trước khi nghỉ việc.
Năm 2010, sau một thời gian làm nhà đầu tư mạo hiểm, Lei lúc đó đã rất giàu có. Ông cùng với một cựu giám đốc Google Trung Quốc lập ra công ty Xiaomi. Năm 2011, Lei được chỉ định là chủ tịch của Kingsoft và chính ông đã thiết lập quan hệ hợp tác giữa Kingsoft và Xiaomi nhằm cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho những chiếc điện thoại Xiaomi.
Được ví như "Apple của Trung Quốc", hiện Xiaomi đang là công ty công nghệ tư nhân lớn thứ hai thế giới với tổng giá trị lên tới 46 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại tại Trung Quốc, Xiaomi đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ.
Azim Premji
Tài sản: 16,5 tỷ USD
Tuổi: 70
Quốc gia: Ấn Độ
Cuối năm vừa rồi, Premji đã chỉ định Abidali Neemuchwala là CEO mới của Wipro với kỳ vọng sẽ giúp Wipro phát triển rực rỡ hơn trước. Trước đó, Abidali Neemuchwala là giám đốc hoạt động của Wipro sau nhiều năm làm cho công ty đối thủ là Tata Consultancy Services.
Premji được biết đến là một người hào phóng. Ông từng cam kết trao ít nhất một nửa tài sản của mình cho quỹ từ thiện. Năm 2015, Premji được bầu là "người hào phóng nhất Ấn Độ".
Ma Huateng
Tài sản: 17,1 tỷ USD
Tuổi: 44
Quốc gia: Trung Quốc
Năm ngoái, Ma đã thực hiện 2 phi vụ rất lớn, đó là chi 400 triệu USD mua cổ phần nền tảng trực tuyến 58.com mà hiện Tencent đang sở hữu 25%, đồng thời mua 15% cổ phần hãng sản xuất game di động Glu Mobile với giá 126 triệu USD.
Li Ka-shing
Tài sản: 19,5 tỷ USD
Tuổi: 87
Quốc gia: Hong Kong, Trung Quốc
Công ty CK Hutchison Holdings đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, sản xuất, năng lượng tới viễn thông và công nghệ. Li và quỹ đầu tư mạo hiểm Horizon Ventures hỗ trợ khá nhiều cho các công ty công nghệ như Facebook, Skype, Spotify…
Alwaleed bin Talal bin Abdul Aziz al Saud
Tài sản: 22,5 tỷ USD
Tuổi: 60
Quốc gia: Ả-rập Xê-út
Jack Ma
Tài sản: 26,5 tỷ USD
Tuổi: 51
Quốc gia: Trung Quốc
Tuy nhiên, sau IPO, giá cổ phiếu của Alibaba giảm tới 22% vào năm 2015, chủ yếu do tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại và nỗi lo hàng giả bán tràn lan trên trang thương mại trực tuyến của hãng này.
Về phần mình, Jack Ma vẫn rất bình tĩnh. Ông cho biết năm 2017 tới đây, nền kinh tế Trung Quốc sẽ khôi phục và tương lai của Alibaba sẽ phát triển hơn trước. Jack Ma có kế hoạch đưa Alibaba ra các thị trường nước ngoài. Ông đã gây ấn tượng khá tốt với Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc trao đổi về thay đổi khí hậu và quản lý doanh nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - TBD hồi tháng 11 năm ngoái.