Đề bạt làm lãnh đạo chỉ để đi họp là không ổn

TPO - Trao đổi xung quanh vấn đề 'lạm phát cấp phó' mà dư luận quan tâm, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng 'không nhất thiết là lãnh đạo phải đi đến tất cả các cuộc họp. Chứ đề bạt lên rồi suốt ngày để đi họp là không ổn, cần phải xem lại'.

Trao đổi sau phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cho biết, chưa tin vào số liệu cấp phó ở các cục, vụ mà Bộ trưởng đã báo cáo. Do đó, ngày mai bà sẽ tiếp tục chất vấn Thủ tướng về câu chuyện “lạm phát cấp phó” này.

  

Theo trả lời của Bộ trưởng thì cấp Tổng cục, cục, vụ và cấp sở hiện nay số dư cấp phó vượt quá quy định là rất ít, chỉ có 0,4%,  bà nghĩ sao về con số trên?

Con số mà Bộ trưởng nêu ra là cấp phó ở Tổng cục bình quân là 3,69 (quy định là 3), ở cấp vụ  là 3,04 (quy định là 3) và cấp sở 3,06 (quy định cũng là 3) chưa khiến tôi chưa an tâm và tin tưởng. Tôi nghĩ rằng cần phải rà soát xem lại số liệu trên có đúng không. Bộ Nội vụ cũng nên công khai danh sách số lượng cấp phó cụ thể ở từng cục, vụ lên mạng để nhân dân và đại biểu giám sát xem thực hư ra sao. Vì tôi nghĩ số lượng cấp phó ở những đơn vị trên là nhiều hơn, chứ không như báo cáo nên cử tri và nhân dân mới bức xúc. 

Đề bạt làm lãnh đạo chỉ để đi họp là không ổn ảnh 1 Đại biểu Bùi Thị An.

Để xảy ra tình trạng “lạm phát cấp phó” có phải do Bộ Nội vụ chưa làm tốt trách nhiệm trong công tác “gác cổng” về bổ nhiệm cán bộ, thưa bà?

Tôi chia sẻ với khó khăn của Bộ trưởng trong việc xử lý vấn đề này. Bởi như cấp thứ trưởng thì Bộ cũng chỉ có chức năng tham mưu thôi. Nhưng tham mưu thì cũng có quyền của tham mưu. Anh hoàn toàn có quyền nói với cấp trên rằng đơn vị đó hiện có quá nhiều cấp phó rồi, không nên bổ nhiệm thêm nữa. Ngày mai tôi sẽ tiếp tục chất vấn Thủ tướng về vấn đề “lạm phát cấp phó” này, đặc biệt là việc lạm phát cấp thứ trưởng ở các bộ, ngành

Bà nghĩ sao khi Bộ trưởng nói có lý do bổ nhiệm nhiều cấp phó là để đi họp?

Với cải cách hành chính hiện nay thì ngồi một chỗ cũng có thể họp được và cũng không nhất thiết là lãnh đạo phải đi đến tất cả các cuộc họp. Chứ đề bạt lên rồi suốt ngày để đi họp là không ổn, cần phải xem lại.  Vì việc “lạm phát cấp phó” đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, khiến cho bộ máy cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí rất nhiều về tiền của. Có người còn nói với tôi rằng, những trường hợp, cá nhân được bổ nhiệm “cấp phó ngoại lệ”, ngoài quy định là “hàng hiếm”. 

Vì là “hàng hiếm” nên phải chạy, phải mua và sau khi chạy thành công rồi thì họ lại tìm đủ mọi cách để thu hồi vốn, lại tiếp tay cho những người khác chạy. Cứ như thế, như thế nó làm cho bộ máy cấp phó ngày càng phình to, không phanh lại được.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.