Đầu tư hạ tầng truyền tải điện: Tư nhân không thể làm thay EVN

“Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng, tháo bỏ rào cản độc quyền song Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư hạ truyền tải điện”, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) Nguyễn Tâm Tiến khẳng định bên lề Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 diễn ra ngày 22/7 tại Hà Nội.

Ông Tiến nói:

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là "đòn bẩy" để các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực phát triển năng lượng nước nhà. Tuy nhiên, nếu chỉ có đòn bẩy thôi thì vẫn chưa đủ.

Đầu tư hạ tầng truyền tải điện: Tư nhân không thể làm thay EVN ảnh 1
 

Thưa ông, doanh nghiệp tư nhân cần thêm điều kiện gì để mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực này?

Có 2 vấn đề doanh nghiệp tư nhân rất quan tâm. Đó là khuyến khích tất cả thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lượng, đồng thời tháo bỏ rào cản độc quyền về đầu tư hệ thống truyền tải. Tuy nhiên, đó mới là đòn bẩy. Để doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực mới mẻ này cần phải có thêm “điểm bẩy”. Không có “điểm bẩy”, tư nhân chỉ tham gia vùng hẹp mà dự án đầu tư Trạm biến áp, đường dây truyền tải 500 kV/200kV Thuận Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời 450 MW mà Trung Nam Group đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận là một ví dụ.

Có cần “điểm bẩy” như ông nói, khi mà trên thực tế dự án trạm biến áp kết hợp  hệ thống truyền tải do Trungnam Group đầu tư đã được đề xuất thực hiện trước khi ban hành Nghị quyết 55, tức là trước khi có đòn bẩy?

“Điểm bẩy” ở đây chính là hành lang pháp lý và việc các bộ ngành, EVN tham gia phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện dự án. Có đòn bẩy, đồng nghĩa với việc cánh cửa cho tư nhân đã mở nhưng nếu không có điểm bẩy, tư nhân đi vào mà không biết sẽ phải đi lối nào thì cũng rất lo ngại. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn có một hành lang pháp lý cùng các điều kiện cần và đủ, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng để tư nhân mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực truyền tải năng lượng.

Đầu tư hạ tầng truyền tải điện: Tư nhân không thể làm thay EVN ảnh 2
 

Dự án Trạm biến áp kết hợp đường dây truyền tải 500 kV/220kV Trungnam đầu tư xuất phát từ nhu cầu giải tỏa công suất cho các nhà máy điện gió, điện mặt trời khu vực tỉnh Ninh Thuận bị giảm phát công suất lên lưới, có thời điểm lên đến 50-60% công suất do năng lực hạn chế của hạ tầng truyền tải điện hiện hữu. Chúng tôi đầu tư Trạm biến áp, hệ thống đường dây truyền tải 500 kV/220kV với tổng kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng và sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho EVN với giá 0 đồng. Đổi lại, Trungnam Group được đầu tư thêm nhà máy điện mặt trời 450 MW. Trungnam Group chấp nhận giảm một phần lợi tức trong suốt vòng đời dự án nhà máy điện mặt trời để nhà nước (EVN) có thêm trạm biến áp, đường dây truyền tải và tỉnh Ninh Thuận giải tỏa hết công suất các nhà máy, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Thương vụ này đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên nhưng rất hiếm có.         

Với phương châm “dám nghĩ, dám làm”, chúng tôi mất khoảng 8 tháng để thực hiện dự án này. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi đứng ngoài cuộc, chờ ngành điện đầu tư xây dựng Trạm biến áp, đường dây truyền tải để kết nối nguồn điện sản xuất từ nhà máy lên lưới thì không biết phải chờ đến bao giờ, có khi phải mất nhiều năm.

Phải chăng các thành phần kinh tế tư nhân giỏi và năng động hơn?

Chắc chắn tư nhân không thể giỏi hơn EVN. EVN có đội ngũ cán bộ, chuyên gia rất giỏi, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực năng lượng. Tiềm lực tài chính của họ cũng vượt trội hơn. Tuy nhiên, vì chịu trách nhiệm cung cấp điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên phạm vi cả nước, đảm bảo an ninh năng lượng… ngành điện buộc phải đầu tư, thực hiện đồng thời nhiều công trình, dự án, kể cả sản xuất lẫn truyền tải điện nên nguồn lực bị phân tán. Một vấn đề quan trọng khác là các dự án của EVN là dự án đầu tư công, sử dụng nguồn vốn ngân sách nên buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, thủ tục để tránh thất thoát, lãng phí. Từ đó mới có câu chuyện nhiều nơi chậm giải ngân vốn đầu tư công dù trong tiền đã nằm trong túi.

Đầu tư hạ tầng truyền tải điện: Tư nhân không thể làm thay EVN ảnh 3
 

Thực tế, thời gian qua nhiều dự án đầu tư công hoặc có vốn ngân sách đối ứng vướng bồi thường giải phóng mặt bằng, bị kéo dài nhiều năm, thậm chí có dự án “đắp chiếu” vì công tác này chủ đầu tư không làm mà do các địa phương thực hiện. Trungnam Group cũng không ngoại lệ. Chẳng hạn như dự án Trạm biến áp kết hợp đường dây truyền tải 500kV/200kV làm trong 8 tháng vì chúng tôi chỉ mất khoảng 45 ngày để giải phóng mặt bằng khoảng 700 ha do 100% vốn của dự án là của tư nhân. Trong khi đó, dự án “Giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Trungnam Group làm nhà đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BT thì công tác giải phóng mặt bằng đã kéo dài hơn 4 năm, đến nay vẫn chưa xong.

Nghị quyết 55 là sự khẳng định rất mạnh mẽ của Đảng, Chính phủ không phân biệt thành phần kinh tế nào, miễn là có đủ năng lực. Tuy nhiên, tôi cho rằng các vấn đề như sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền tải điện…dù các rào cản về độc quyền đã bị xóa bỏ nhưng trong thời gian tới, với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước nói chung và EVN nói riêng vẫn phải giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt nhằm đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, phục vụ đời sống người dân và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Những doanh nghiệp tư nhân như Trungnam Group chúng tôi rất mong chờ những cơ chế cụ thể nhằm tạo ra một hành lang pháp lý để triển khai, đồng hành với EVN trong việc đầu tư phát triển năng lượng.

Cám ơn ông

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?