Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn

TPO - Lũy đá Kỳ Anh nằm trên dãy Hoành Sơn, là dấu tích trong hệ thống thành lũy cổ của Vương quốc Chăm Pa, được triều đại xưa sử dụng để bảo vệ biên giới. Nơi đây từng được nhà Trịnh ở Đàng ngoài xây dựng làm phòng tuyến chống quân Nguyễn từ Đàng trong đánh ra.
Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 1

Hơn 30 năm trước, người dân xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện đoạn thành cổ bằng đá ẩn sâu trong rừng cây. Quá trình mở rộng nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định đây là hệ thống lũy đá cổ, có niên đại hàng trăm năm.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 2

Theo ghi chép của Bảo tàng Hà Tĩnh, lũy đá cổ Kỳ Anh có từ vương triều Chăm Pa. Đến thế kỷ 17, khi Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhận thấy công trình nằm ở vị trí đồi núi cao, dốc đèo hiểm trở, Trịnh Toàn đã củng cố, xây dựng lũy đá thành phòng tuyến quân sự vững chắc để đề phòng quân đội của nhà Nguyễn từ Đàng Trong đánh ra.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 3

Điểm bắt đầu thành đá cổ là chân dốc Đèo Bụt (xã Kỳ Lạc), kéo dài khoảng 1,5 km men theo sườn núi lên đỉnh đèo thuộc núi Trầm Hương (nằm trong dãy Hoành Sơn). Đến nay, đoạn thành đá này còn nguyên vẹn.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 4

Thành đá được xây dựng hoàn toàn bằng loại đá tự nhiên có ở chính vùng đất này, người dân địa phương gọi là đá son (vì khi mài đá ra có màu đỏ như son), không sử dụng chất kết dính. Đá son mềm và mịn, nếu để lâu ngày các bột đá bị phân hủy tạo thành chất kết dính rất chắc và bền, có độ cứng cao khi trải qua mưa.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 5

Tại Hà Tĩnh, thành dài khoảng 30 km, nằm trên sườn phía bắc của dãy Hoành Sơn, kéo dài từ đông sang tây, vắt ngang qua nhiều xã của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, đến gần tỉnh Quảng Bình. Thành quay về hướng nam, hiện nay nơi cao nhất còn cao 6 m, chân thành rộng 5 m, mặt thành rộng 3 m.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 6Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 7Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 8

Ông Phan Hoàng Trường, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc cho biết địa phương đang giữ gìn và bảo vệ 1.400 m thành đá cổ, trong đó có khoảng 400 m giữ nguyên được hiện trạng. “Trước đây thành đá và lũy đất kéo dài song do thời gian, tác động cả con người và tự nhiên nhiều vị trí đã không còn. Hiện phần thành đá còn lại được bảo vệ. Từ thực tế có thể thấy kỹ thuật ghép đá của người xưa rất công phu và điêu luyện ở trên đèo núi cao, lũy đá mới tồn tại lâu dài”, ông Trường nói.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 9

Cứ khoảng 3 m dưới chân thành hoặc trên thân thành lại trổ một lỗ hình vuông dạng phễu mặt trước to mặt sau thu nhỏ lại. Mặt trước có kích thước hơn 1,2 m, mặt sau khoảng 0,8 m, có công dụng vừa làm lỗ thoát nước vừa như là lỗ châu mai chạy xuyên qua thân lũy.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 10

Đây là công trình xây dựng cực kỳ cẩn thận, chất lượng cao so với những hệ thống thành lũy đá cổ khác đã từng được phát hiện ở nước ta, đồng thời là chứng tích lịch sử thế kỷ XVII-XVIII của chế độ phong kiến Việt Nam.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 11

Trải qua gần 400 năm, thành lũy dài hàng chục km không còn nguyên vẹn dáng xưa, hiện ẩn mình dưới các tầng cây cối trên núi Hoành Sơn. Trên các phiến đá, rêu phong phủ kín.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 12

Từ năm 1993, nhiều đoàn chuyên gia khảo cổ đã về Hà Tĩnh khảo sát, nghiên cứu về lũy đá cổ Kỳ Anh. Kết quả cho thấy các khối đá màu nâu đỏ vẫn còn nguyên vẹn, kích thước 20x66 cm, bề mặt tương đối bằng phẳng. Ngoài ra, hiện vật thu được còn có một số mảnh sành và mảnh bát gốm sứ có men, niên đại thế kỷ 19 đến 20.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 13

Đoạn lũy đá ở xã Kỳ Lạc được phát quang, làm hàng rào thép để phục vụ công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tham quan du lịch cũng như nghiên cứu chương trình về thành lũy cổ ở Việt Nam.

Dấu tích thành lũy đá cổ hàng trăm năm trên dãy Hoành Sơn ảnh 14

Năm 2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận lũy đá cổ Kỳ Anh là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Đến nay, đoạn thành lũy ở xã Kỳ Lạc được gắn cột cờ cùng một số hạng mục phụ trợ bao quanh.

Tin liên quan