> Tố thêm nhiều lỗi kỹ thuật xe Toyota Việt Nam
Bởi, đây là căn cứ mà TMV đưa ra để quyết định đình chỉ công tác KS Lê Văn Tạch. Nếu nội quy trái luật, thì nội quy ấy cũng không có giá trị pháp lý và phải huỷ bỏ.
Kỹ sư Lê Văn Tạch. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Theo ông Minh, cách hành xử của TMV giống như “trả đũa cá nhân” hơn. Bởi vì, TMV căn cứ vào cái gọi là mâu thuẫn cá nhân mà tạm đình chỉ kĩ sư Tạch, mà không đình chỉ những người liên quan đến mâu thuẫn. Điều đó chứng tỏ sự thiếu khách quan của lãnh đạo TMV trong áp dụng nội quy.
“Trách nhiệm” là danh hiệu do RED Communication trao tặng cho những cá nhân có đóng góp to lớn, quên mình vì cộng đồng ở Việt Nam. |
“Hơn thế, tôi chưa thấy DN nào tự ý đưa vào nội quy lao động những quy phạm xử lý những mối quan hệ giữa các công dân với nhau như TMV, bởi các vấn đề liên quan đến danh dự, uy tín của công dân đã có chính quyền, toà án dân sự, thậm chí công an giải quyết. Một DN chỉ có quyền đưa các vấn đề liên quan đến kỷ luật, năng suất lao động, thao tác kỹ thuật... vào chế tài của mình với mục tiêu bảo đảm an toàn, hiệu quả trong sản xuất” - ông Minh nói.
Ông Trần Nhật Minh phân tích: “Ở đây có một vấn đề đáng chú ý, là trước khi bị đình chỉ công việc, anh Tạch từng tố cáo việc bảy cán bộ quản lý của TMV đã hăm dọa và xúc phạm anh. Cả bảy người đó là người Việt Nam, đồng nghiệp của anh Tạch trong liên doanh xe hơi Việt – Nhật này.
Thật lạ, là trong khi anh Tạch – với trách nhiệm của một kỹ sư – đấu tranh lôi vụ việc “xe Toyota có lỗi” ra ánh sáng, thì lại có những người chống phá anh, cho rằng anh làm ảnh hưởng tới “công việc và uy tín” của họ.
Tôi cho rằng, lối hành xử của TMV có dấu hiệu của sự trả thù cá nhân. Và với hành động đó, TMV chỉ tự làm xấu hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng Việt Nam mà thôi. Bởi chính họ đi ngược lại với những gì đã tuyên bố công khai sẽ thưởng, cảm ơn những người phát hiện ra sai sót trong quá trình sản xuất xe của họ”.