Theo Boldsky, kẽm là một khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người. Nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng và bệnh tật.
Kẽm cũng làm giảm mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương và thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Kẽm thường được tìm thấy ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống là hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và gừng.
Chức năng nhận thức thấp
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc.
Miễn dịch kém
Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.
Rụng tóc
Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.
Ảnh hưởng đến da
Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến da. Nó dẫn đến mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, vảy da. Kẽm góp phần chữa lành vết thương trên da, thậm chí bảo vệ da khỏi các tia UV có hại.
Tầm nhìn hạn chế
Kẽm bảo vệ đôi mắt và làm giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà. Một nghiên cứu đã tìm thấy rằng, cơ thể thiếu kẽm gây thoái hóa điểm vàng, dẫn đến mất thị lực.
Xương yếu
Kẽm góp phần duy trì xương khỏe mạnh, kích thích sự hình thành xương. Vì vậy, thiếu hụt kẽm sẽ gây đau khớp và xương yếu dần.