Đăng kiểm tàu cá tại Khánh Hòa:Ngư dân kêu trời vì bị “chặt chém”

Đăng kiểm tàu cá tại Khánh Hòa:Ngư dân kêu trời vì bị “chặt chém”
Theo quy định, mỗi năm tàu cá trên 20 CV phải gia hạn đăng kiểm và xin giấy phép khai thác một lần. Năm nay, nhiều ngư dân Khánh Hòa kêu trời vì phải chịu hàng loạt chi phí “cắt cổ” từ cơ quan quản lý.

Đăng kiểm tàu cá tại Khánh Hòa:Ngư dân kêu trời vì bị “chặt chém”

Theo quy định, mỗi năm tàu cá trên 20 CV phải gia hạn đăng kiểm và xin giấy phép khai thác một lần. Năm nay, nhiều ngư dân Khánh Hòa kêu trời vì phải chịu hàng loạt chi phí “cắt cổ” từ cơ quan quản lý.

Dù phải mua phao cứu sinh với giá “cắt cổ”, nhưng ai cũng phải tuân theo để tàu họ có thể lại ra khơi...
Dù phải mua phao cứu sinh với giá “cắt cổ”, nhưng ai cũng phải
tuân theo để tàu họ có thể lại ra khơi....
Ảnh: minh họa - Internet

Đưa cho chúng tôi xem những cái áo phao mà họ buộc phải mua với giá đắt gấp đôi giá thị trường, nhiều ngư dân ở phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang, bức xúc: “Áo phao hiệu Thắng Lợi này bày bán nhan nhản ở các cửa hàng ngư lưới cụ nhưng nếu chúng tôi không mua đúng nơi đã được chỉ định với giá “cắt cổ” thì tàu sẽ không thể ra khơi”.

Áo phao giá “cắt cổ”

Bà con cùng cho biết thêm, khi đến Chi cục Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khánh Hoà nộp hồ sơ xin gia hạn đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác (gọi tắt là giấy đăng kiểm), họ được nhân viên ở đây đưa cho 1 mảnh giấy ghi họ tên chủ tàu, số hiệu tàu và số lượng phao cứu sinh. Ngư dân phải cầm giấy này đến địa chỉ 15B Hoàng Văn Thụ, TP.Nha Trang mua phao, chủ cửa hàng viết số hiệu tàu vào lưng áo phao rồi đưa cho họ 1 phiếu bán hàng. Có phiếu này, chủ tàu mới được cấp giấy đăng kiểm.

Để kiểm chứng, chúng tôi đã khảo sát giá và chất lượng phao cứu sinh tại một số cửa hàng ở đường Sinh Trung, Nguyễn Thiện Thuật (Nha Trang)... và thấy áo phao cùng loại (hiệu Thắng Lợi, 6) giá chỉ 60.000 đồng/áo so với giá ngư dân phải mua là 110.000 đồng/áo, phao tròn chỉ 75.000 đồng/áo so với giá buộc phải mua 130.000 đồng. Thậm chí nếu mua với số lượng 10 chiếc trở lên, giá sẽ giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc.

Chưa hết, nhiều ngư dân còn phản ánh cán bộ Chi cục còn có những “chiêu” hạch sách khác, như yêu cầu tàu trên 90 CV phải sơn 2 vạch sơn phản quang màu cam dọc từ ca-bin xuống sàn tàu. Khi ngư dân đề nghị cho biết loại sơn, quy cách sơn để tự làm thì cán bộ chi cục “đe”: Nếu tự sơn không đúng quy cách, không phản quang được thì sẽ xử phạt… Còn nếu để cho Chi cục nhận sơn thì Chi cục sẽ... bảo đảm, và giá sơn là 200.000 đồng/2 vạch bề rộng 20cm, dài 2m…

Có hay không việc chủ ý “làm tiền” ngư dân?

Trong vai một ngư dân, chúng tôi điện thoại cho một đăng kiểm viên tên Tuân thì được chỉ dẫn: “Nếu mua phao cứu sinh ngoài thị trường, phòng hành chính sẽ không giao giấy đăng kiểm…”. Nghe lại băng ghi âm, ông Lê Tấn Bản – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, quả quyết rằng, Chi cục không hề chỉ đạo nhân viên làm như vậy. Việc chủ cửa hàng viết số hiệu tàu sau lưng áo là để tránh chuyện ngư dân mượn áo phao của nhau.

Tại một số cửa hàng ở đường Sinh Trung, Nguyễn Thiện Thuật (Nha Trang)... và thấy áo phao cùng loại (hiệu Thắng Lợi, 6) giá chỉ 60.000 đồng/áo so với giá ngư dân phải mua là 110.000 đồng/áo, phao tròn chỉ 75.000 đồng/áo so với giá buộc phải mua 130.000 đồng.

Chủ cửa hàng 15B Hoàng Văn Thụ, TP.Nha Trang là vợ ông Đỗ Trung Hiệp - Trưởng ban Quản lý Cảng cá Hòn Rớ (Phước Đồng, TP. Nha Trang). Trả lời phóng viên, ông Hiệp cho rằng: Việc ông “hợp đồng” với Chi cục làm vậy để bảo đảm với Chi cục rằng ngư dân thực sự có mua áo phao. Và rằng, áo phao do vợ ông bán là áo phao đặt, không phải hàng chợ nên chất lượng tốt hơn. Nhưng khi hỏi tốt hơn như thế nào thì lý lẽ mà ông Hiệp đưa ra không thuyết phục.

Được biết, năm nay toàn tỉnh Khánh Hòa có 4.158 tàu cá trên 20 CV phải gia hạn đăng kiểm, xin lại giấy phép khai thác. Và thực trạng ngư dân bị “moi tiền” khi gia hạn đăng kiểm diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Theo Mai Khuê
Báo Dân Việt

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG