Đái tháo đường - Yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và cách phòng ngừa

0:00 / 0:00
0:00
Đái tháo đường (tiểu đường) là một trong những bệnh lý chuyển hóa phổ biến và rất nguy hiểm.
Đái tháo đường - Yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và cách phòng ngừa ảnh 1

Trên thế giới, cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc đái tháo đường. Theo ước tính của liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2019, Việt Nam có khoảng 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường, nhưng gần 70% người bị đái tháo đường chưa được chẩn đoán. [1]

Đái tháo đường - Yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và cách phòng ngừa ảnh 2

Đái tháo đường là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường (glucose) trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin (hoóc-môn làm giảm lượng đường trong máu), dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Các loại đái tháo đường chính

Đái tháo đường típ 1: Xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh đái tháo đường típ 1 phụ thuộc vào insulin, phải dùng điều trị bằng insulin suốt đời

Đái tháo đường típ 2: Cơ thể vẫn tạo ra insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Đây là loại bệnh đái tháo đường phổ biến nhất, và có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì.

Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường típ 1, típ 2 trước đó.

Biến chứng đái tháo đường:

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi.

Đái tháo đường - Yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và cách phòng ngừa ảnh 3

Thuốc điều trị đái tháo đường

Insulin: là liệu pháp bắt buộc với người bị đái tháo đường típ 1, với nhiều loại insulin khác nhau như insulin tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình, tác dụng kéo dài, dạng hỗn hợp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được kê đơn insulin phối hợp với các thuốc đường uống để kiểm soát đường huyết.

Các thuốc đường uống kinh điển thường sử dụng điều trị đái tháo đường típ 2 như: metformin, acarbose, glimepirid, gliclazid… hay thuốc mới phát minh trong 2 thập kỷ gần đây như sitagliptin, saxagliptin, empagliflozin, dapagliflozin…

Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn điều trị.

Lối sống lành mạnh rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2 [2,3]

Người bệnh đái tháo đường cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất với chế độ ăn cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc, sữa ít béo và các nguồn chất béo lành mạnh, như các loại hạt.

Tăng cường hoạt động thể lực, nên tập thể dục 5 ngày mỗi tuần, tốt nhất là thể dục hết các ngày trong tuần.

Giảm cân hợp lý, kiểm soát cân nặng, với cân nặng lý tưởng bằng chiều cao (m) X chiều cao (m) X 22, vòng eo < 80 cm (nữ), < 90 cm (nam).

Hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc.

Kiểm tra lượng đường trong máu nếu cảm thấy cơ thể không khỏe.

Tuân thủ điều trị.

Các yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường tuýp 2

● Tuổi ≥ 45,

● Người thừa cân, béo phì (BMI > 25, Vòng bụng > 90 cm với Nam và > 80 cm với Nữ),

● Người tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg),

● Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2,

● Người rối loạn mỡ máu (triglycerid 200 – 499 mg/dL, LDL 160 - 189 mg/dL, HDL ≥ 60mg/dL),

● Vận động thể lực < 30 phút/ngày, dưới 150 phút/tuần (bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay),

● Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào,

● Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hoặc đã mắc đái tháo đường thai kỳ.

Nếu có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ trên, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh

● Tiểu nhiều.

● Uống nhiều nước.

● Ăn nhiều.

● Sút cân không rõ nguyên nhân.

● Đường huyết lúc đói > 7.0 mmol/L.

Đái tháo đường - Yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và cách phòng ngừa ảnh 4

Khi có một trong các dấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Đái tháo đường - Yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và cách phòng ngừa ảnh 5

Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về bệnh đái tháo đường nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt.

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt là dự án nằm trong chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm, do Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế và công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm (BKLN) phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN. Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình. Kết nối với chương trình qua Fanpage (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

MỚI - NÓNG