Con số này khiến cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh nhất toàn cầu.
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF (International Diabetes Federation), năm 2013 thế giới có 382 triệu người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 và dự đoán sẽ tăng lên 592 triệu người trong năm 2035. Cũng theo thống kê này, trung bình hàng năm trên thế giới, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của gần 5 triệu người. Chi phí chữa trị cho ĐTĐ cũng ngốn ngân sách khá lớn ở các quốc gia. Theo nghiên cứu về chi phí cho bệnh ĐTĐ được thực hiện bởi IDF thì tại Ấn Độ, mỗi người mắc tiểu đường sẽ tốn 25% thu nhập của gia đình dành cho việc điều trị, ở Mỹ là 10%, ở một số quốc gia khác, con số này dao động từ 10 – 20%.
Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 24h có 3.600 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới được chẩn đoán. Đây là thảm họa sức khỏe mà toàn cầu phải gánh chịu. Trong đó, ĐTĐ týp 2 thật sự là “kẻ giết người thầm lặng”. Đây là một bệnh mạn tính tiến triển liên tục với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh như biến chứng tim mạch, võng mạc, suy thận, bệnh lý thần kinh ngoại biên…
Theo nghiên cứu của Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam ở nước ta, có đến 70% bệnh nhân ĐTĐ không được phát hiện, điều trị và hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đă có biến chứng dẫn đến việc điều trị hết sức khó khăn.
Do đó, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lý ĐTĐ sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng gây tử vong cao, trong đó có biến chứng về tim mạch, đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay.