Đà Nẵng hạn chế đi lại từ 18h ngày 31/7

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều 30/7, Thành ủy Đà Nẵng ban hành Nghị quyết về tăng cường một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Thành ủy Đà Nẵng nêu thực tế số lượng ca nhiễm trong thời gian gần đây tăng nhanh, nhất là trong cộng đồng, nhiều ca nhiễm chưa xác định rõ nguồn lây. Thành phố đang ở mức độ nguy cơ dịch bệnh rất cao nên cần phải có những biện pháp phòng, chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn.

Theo đó, các đơn vị chức năng tập trung triển khai các biện pháp mạnh hơn, cao hơn các biện pháp phòng, chống dịch theo nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo phong tỏa, giãn cách và cách ly trên địa bàn toàn thành phố. Đồng thời vận dụng các quy định pháp luật để áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và một số hoạt động trong thời gian nhất định, bắt đầu thực hiện từ 18h ngày 31/7.

Đà Nẵng hạn chế đi lại từ 18h ngày 31/7 ảnh 1

Đường phố Đà Nẵng những ngày qua khá vắng vẻ. Hầu hết mọi người chỉ ra đường để đi làm việc, mua hàng thiết yếu. Ảnh: Thanh Trần.

Các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch, khắc phục tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Thành ủy Đà Nẵng cũng lưu ý các đơn vị chức năng tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly tập trung và hướng dẫn thí điểm áp dụng cách ly F1 tại nhà; quyết tâm xử lý các ổ dịch theo phương châm “làm đến đâu, sạch đến đó”. Đặc biệt đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng, an toàn.

Đà Nẵng hạn chế đi lại từ 18h ngày 31/7 ảnh 2

CSGT kiểm tra một số trường hợp lưu thông trên đường. Ảnh: Thanh Trần.

Như Tiền Phong thông tin, trước diễn biến dịch phức tạp, ông Phan Văn Sơn, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng đề xuất cấm người dân ra đường từ 20h-6h. Đồng thời dừng các hoạt động trên địa bàn trong 14 ngày. Chỉ có 4 hoạt động được phép là: chợ, siêu thị, với điều kiện bán 50% quầy hàng; công sở, cơ quan làm việc trực tiếp 50%; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dịch vụ thiết yếu; vận chuyển hàng hóa thiết yếu.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.