Cựu 'sếp' ngân hàng cấu kết với công ty chứng khoán cho vay sai 2.700 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giai đoạn 2008 - 2009, Phòng giao dịch ngân hàng TNB Bạch Mai giải ngân 2.700 tỷ đồng sai quy định cho Công ty chứng khoán Trường Sơn vay, dẫn đến doanh nghiệp này mất khả năng thanh toán hơn 43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng.

Ngày 29/6, TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Phan Thanh Long (cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại CP Việt Nam Tín Nghĩa - TNB) và Nguyễn Thị Phi Yến (cựu Trưởng phòng giao dịch TNB Bạch Mai) cùng mức 42 tháng tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Cùng tội, 3 bị cáo còn lại thuộc Công ty chứng khoán Trường Sơn (TSS), gồm: Hoàng Minh Sơn (cựu Chủ tịch HĐQT); Hồ Hoài Nam (cựu Tổng Giám đốc); Nguyễn Trung Thành (cựu Phó Tổng giám đốc) bị phạt từ 30 – 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Riêng Hoàng Minh Sơn, ngoài án phạt còn phải bồi thường số tiền lãi phát sinh hơn 18 tỷ đồng.

Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước có quyết định hợp nhất 3 Ngân hàng: Thương mại cổ phần Đệ Nhất; Sài Gòn; Việt Nam Tín Nghĩa, thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), do Trương Mỹ Lan nắm 90% cổ phần.

Trước khi hợp nhất, cơ quan truy tố cáo buộc giai đoạn 2008 - 2009, ngân hàng TNB thực hiện việc cho vay chiết khấu. Cụ thể là Phòng giao dịch TNB Bạch Mai do Nguyễn Thị Phi Yến làm Giám đốc đã chủ động trao đổi với Công ty chứng khoán Trường Sơn về việc hợp tác cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.

Theo đó, phía TNB sẽ cho các khách hàng đầu tư chứng khoán của TSS vay tiền để mua chứng khoán niêm yết. Tài sản bảo đảm, nguồn trả nợ là từ nguồn thu từ việc bán chứng khoán đã mua.

Từ 31/5/2010 - 14/9/2011, Phòng giao dịch TNB Bạch Mai đã giải ngân cho TSS tổng số tiền hơn 2.700 tỷ đồng. Đến 31/10/2011, TSS còn nợ gốc hơn 43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh toán cho TNB.

Cựu 'sếp' ngân hàng cấu kết với công ty chứng khoán cho vay sai 2.700 tỷ đồng ảnh 1

Phiên xét xử nhóm bị cáo.

Cơ quan truy tố cho rằng, hành vi của Phan Thanh Long, Nguyễn Thị Phi Yến, với nhóm lãnh đạo công ty chứng khoán TSS đã vi phạm quy định về cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Trong đó, Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành có vai trò đồng phạm giúp sức cho Long, Yến và Hoàng Minh Sơn, thực hiện hành vi phạm tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tại Cơ quan điều tra, Nam và Thành khai theo ủy quyền của bị cáo Sơn, cả hai đã chỉ đạo nhân viên lấy thông tin từ khách hàng, lập hồ sơ khống và ký giả chữ ký khách hàng khống để vay vốn ngân hàng lấy tiền phục vụ hoạt động kinh doanh.

Còn Nguyễn Thị Phi Yến đã không chỉ đạo kiểm tra hồ sơ vay vốn, không kiểm tra việc sử dụng vốn vay dẫn đến không phát hiện các hồ sơ vay vốn giả.

Cơ quan điều tra xác định nhóm bị cáo TSS đã lập khống 1.558 xác nhận kết quả giao dịch để làm giả 1.691 bộ hồ sơ dẫn đến TNB giải ngân hơn 2.700 tỷ đồng.

Số tiền này được TSS sử dụng đảo nợ, chuyển tiền vào các công ty của Hoàng Minh Sơn theo các hợp đồng thuê nhà, sửa chữa văn phòng, ủy thác mua trái phiếu Chính phủ và chi cho các hoạt động khác...

Cơ quan tố tụng yêu cầu giám định kết luận chữ ký trong giấy đề nghị ứng trước tiền bán của 10 khách hàng là chữ ký giả mạo.

Xác minh tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng cho thấy, từ ngày 12/9 - 14/9/2011, có 28 xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán là không có thật.

MỚI - NÓNG
HĐND Hà Nội sẽ chất vấn thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ
HĐND Hà Nội sẽ chất vấn thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ
TPO - Tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội sẽ dành cả ngày 3/7 để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó tập trung vào 2 nhóm vấn đề: thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước và công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố. 
Nhiều người liên tục mua cổ phiếu Vinamilk
Nhiều người liên tục mua cổ phiếu Vinamilk
TPO - Từ đầu năm đến nay, F&N Dairy Investments PTE.LTD đã 4 lần đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk để nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,69% vốn điều lệ. Ước tính, tổ chức này phải chi khoảng 1.362 tỷ đồng để mua lượng cổ phiếu VNM đã đăng ký.