Cụ thể như sau: Vấn đề đọc hiểu đưa ra một vấn đề trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” - một đoạn thơ từ thập kỉ 80 không chỉ giữ được tính thời sự mà còn có thể “chạm tới” những trăn trở suy ngẫm của con người thời hiện đại với tiềm lực và thực tế phát triển của đất nước.
Cụm từ lệnh trong câu 4 “có còn phù hợp với…” là một câu lệnh có vấn đề (“vấn đề” không phải lúc nào cũng là tiêu cực) bởi xét đơn thuần ở tính logic của câu hỏi thì đây là một câu lệnh có tính định hướng khiến học sinh có thể nhận ra ý nghĩa phủ định/phản biện với quan điểm của tác giả trong đoạn thơ “ta ca hát…/tiềm lực còn ngủ yên”.
Tuy nhiên, câu hỏi sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tư duy, đúng tính chất câu hỏi mở nếu xóa bỏ từ “còn” trong câu lệnh – học sinh sẽ được phép trình bày những suy nghĩ của mình một cách chủ động nhất mà không phải băn khoăn đến yếu tố “định hướng”.
Bên cạnh đó, vấn đề nghị luận trong câu làm văn số 1 có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với chủ đề của ngữ liệu Đọc hiểu; và thay vì chủ đề “đánh thức tiềm lực” hướng tới cộng đồng thì đề bài đã đặt ra vấn đề sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay – và yêu cầu nghị luận ấy hướng tới mỗi thí sinh trong bài làm của mình. Yêu cầu đề bài rất cụ thể về hình thức là 1 đoạn văn; nội dung là trình bày suy nghĩ về sứ mệnh – đó là một nội dung rất cụ thể hướng về cách thức/giải pháp/bài học.
Câu 2 phần NLVH đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ của Thạch Lam giúp thể hiện được những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật, đem đến giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
Tuy nhiên, cách diễn đạt vấn đề nghị luận lại vi phạm vào tiêu chí logic khi các hình ảnh đối lập trong cả 2 tác phẩm đều không đặt cùng trên một hệ quy chiếu: khi tạo ra mối quan hệ so sánh đối chiếu giữa chiếc thuyền và gia đình hàng chài; giữa phố huyện và đoàn tàu…Sự thiếu logic đó sẽ làm giảm tính mạch lạc, tính hệ thống trong việc triển khai các luận điểm bài làm của học trò.
Phần | Câu | Gợi ý |
I | ĐỌC HIỂU | |
1 | Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do. | |
2 | Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố về tiềm lực tự nhiên của đất nước gồm đất đai, khoáng sản, châu báu, núi non, thềm lục địa, biển(bể), rừng, phù sa, sông. | |
3 | Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích: | |
4 | Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về việc sử dụng tiềm lực trong thực tiễn hiện nay. | |
II | LÀM VĂN | |
1 | Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. | |
Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn | ||
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | ||
Triển khai vấn đề nghị luận | ||
Chính tả, dùng từ, đặt câu | ||
Sáng tạo | ||
2 | Đề bài: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập với cảnh phố huyện lúc đêm khuya và cảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. | |
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | ||
Nội dung | ||
Chính tả, dùng từ, đặt câu | ||
Sáng tạo |