Cổ tích "Thỏ trắng và Hổ xám" dùng ngôn ngữ dung tục?

Trong tập truyện "Cổ tích Việt Nam" ghi của Nhà xuất bản Hải Phòng có truyện "Thỏ trắng và hổ xám" dùng ngôn từ thô tục, chửi bậy, phản cảm.

Độc giả Thanh Sơn ở Hà Nội cho biết, con của anh (4 tuổi) được bà mua tặng cuốn Truyện cổ tích Việt Nam. Anh lấy sách đọc cho con nghe, tới truyện Thỏ trắng và Hổ xám thấy có những ngôn từ không phù hợp với trẻ nhỏ nên anh không tiếp tục đọc nữa. 

Cổ tích "Thỏ trắng và Hổ xám" dùng ngôn ngữ dung tục? ảnh 1
Sách "Truyện cổ tích Việt Nam" và trang truyện "Thỏ trắng và Hổ xám".
 "Tôi định vứt cuốn sách này đi, nhưng nghĩ cần phải đưa thông tin cho mọi người biết còn tránh", anh Sơn nói.
Truyện Thỏ trắng và Hổ xám kể câu chuyện của chú thỏ bằng mưu trí đã vượt qua sự rình rập, đe dọa của hổ xám gian ác. Trong truyện, nhóm biên soạn sách dùng ngôn từ thô tục, như dùng văn nói, ngôn từ dân dã để diễn đạt việc đại tiện hay "Thỏ nhẹ nhàng nhảy xuống bóp d... hổ". Thậm chí, sách còn đưa cả câu chửi bậy vào truyện: "Mẹ mày con thỏ!".

Sách Truyện cổ tích Việt Nam có ghi thông tin Nhà xuất bản Hải Phòng ở trang bìa. Trang xi nhê sách ghi phát hành năm 2014.

Thời gian qua, nhiều cuốn truyện cổ tích bị phát hiện có những dị bản không phù hợp với trẻ em. Truyện cổ tích Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng in dị bản truyện Thạch Sanh với chi tiết mẹ Thạch Sanh nhường quần cho con đã phải thu hồi, chỉnh sửa. Truyện Sọ Dừa in dị bản mẹ Sọ Dừa uống nước trong sọ người cũng bị thu hồi tiêu hủy.

Ngôn từ phản cảm, thô tục trong các cuốn sách này là sự nối dài các sai sót, cẩu thả trong khâu biên tập sách cổ tích.
Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.