Có thể chết người nếu uống thuốc cùng nước ép bưởi

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
David Bailey, một dược sĩ tại Viện nghiên cứu sức khỏe Lawson tại London (Anh) cảnh báo: “Uống 1 viên thuốc với 1 ly nước bưởi tương đương với uống 20 viên thuốc với nước”.

Bởi vậy, đừng nghĩ thứ chất lỏng nào cũng có thể dùng để uống thuốc, đặc biệt là nước ép bưởi. Nhiều loại thuốc được bán trên thị trường có thể phản ứng với các nước ép bưởi gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí là đột tử.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh phản ứng phụ có thể xảy ra ngay cả khi ăn bưởi hoặc uống nước ép trước khi uống thuốc nhiều giờ, ví dụ như uống nước vào buổi sáng và uống thuốc vào buổi tối cùng ngày.

Dựa trên các công trình nghiên cứu dược phẩm mới và các đơn thuốc của Hiệp hội Dược sĩ Canada, Bailey nhận ra rằng: “Những gì tôi quan sát được trong 4 năm qua thật đáng cảnh báo, lượng dược phẩm gây ra phản ứng phụ, thậm chí là các phản ứng đặc biệt nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng. Chỉ trong vòng 4 năm, số thuốc gây phản ứng phụ từ 17 đã tăng lên 44”.

Trong số 85 loại thuốc được phát hiện là phản ứng với nước ép bưởi, có 43 thuốc gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có đột tử, suy thận cấp tính, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, ức chế tủy xương ở những người có hệ miễn dịch kém.

Các tác giả cũng lưu ý toàn bộ bưởi - các loại trái cây hoặc chỉ 200ml nước ép bưởi và các loại quả có múi như cam Seville (thường được dùng trong mứt), chanh đều dẫn tới phản ứng với thuốc. Daivid Bailey đã tự mình thử nghiệm phản ứng giữa nước bưởi và một loại thuốc.

Các bác sĩ nói rằng phản ứng phụ không xảy ra với tất cả các loại thuốc mà chỉ xảy ra với các loại thuốc có đặc điểm cơ bản sau:

- Thuốc uống qua đường miệng

- Tỷ lệ phần trăm hấp thụ thuốc hoặc “tiêu hóa sinh học” rất thấp hoặc dưới mức trung bình

- Thuốc được chuyển hóa bởi enzyme cytochrome P450 3A4.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.