Thoát vị bẹn – chữa sớm khỏi sớm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mặc dù không phổ biến như các bệnh lý khác về tiêu hóa, song thoát vị bẹn lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thoát vị bẹn không thể tự khỏi và buộc phải điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật.

Ai dễ bị thoát vị bẹn?

Thoát vị bẹn là tình trạng một phần các tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối… không còn nằm ở vị trí thông thường mà chui qua lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị.

Thoát vị bẹn – chữa sớm khỏi sớm ảnh 1

Thoát vị bẹn là bệnh lý lành tính, chỉ gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường phát triển theo thời gian và nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thường xảy ra ở nam giới và không phân biệt độ tuổi, thậm chí ngay cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc phải, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là khi có tình trạng “nghẹt”, nghĩa là tạng thoát vị không thể chui trở lại vào ổ bụng, gây phù nề dẫn tới thiếu máu nuôi, hoại tử và nhiễm trùng.

Đối với người lớn, thoát vị bẹn thường là hậu quả của sự yếu cơ vùng bẹn và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị.

Những người có nguy cơ mắc thoát vị bẹn là người cao tuổi có các cơ thành ổ bụng yếu; người hay làm việc nặng nhọc hoặc táo bón kéo dài, ho mãn tính do có áp lực cao thường xuyên tại ổ bụng; người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc…; người có tiền sử gia đình bị thoát vị bẹn; người thừa cân hoặc phụ nữ mang thai gây tăng áp lực lên ổ bụng.

Đối với trẻ em, nguồn gốc chủ yếu của thoát vị bẹn là một bất thường bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc khiến tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chạy xuống bìu tạo nên các khối phồng to ở bẹn. Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ ở những tháng cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh sẽ tự động đóng lại, càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân phụ như: trẻ rặn quá nhiều do táo bón hay ho liên tục trong thời gian dài cũng gia tăng khả năng bị thoát vị bẹn.

Nhận biết thoát vị bẹn

Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Khoa Khám và Điều trị ban ngày, BV Nhi TW): Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn. Người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu như xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn và chỗ phồng xẹp xuống khi nằm nghỉ. Cùng với đó, bạn có thể cảm thấy đau tức vùng bẹn khi ho, đi lại, chạy nhảy, lao động…

Thoát vị bẹn – chữa sớm khỏi sớm ảnh 2

Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với triệu chứng của một số bệnh thuộc cơ quan sinh dục như xoắn tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc… Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và được chẩn đoán, điều trị chính xác tình trạng gặp phải – Bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Điều trị thoát vị bẹn

Khi thoát vị đã hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận khối thoát vị lớn dần, nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi người. Tiến triển tự nhiên của bệnh sẽ làm tăng khó chịu và đau tức cho người bệnh, nhất là khi gắng sức.

Thoát vị bẹn nếu không được phẫu thuật sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, phẫu thuật thoát vị bẹn bằng cách đóng lại lỗ thoát vị và tái tạo lại thành bụng là cách duy nhất để điều trị triệt để và ngăn bệnh tái phát.

Phẫu thuật thoát vị bẹn hiện nay hầu như ít xảy ra rủi ro, khoảng 2 % người bệnh đã mổ tái phát bệnh trong vòng 3 năm trở lại. Một số trường hợp sau phẫu thuật thoát vị bẹn bị đau tê ở vùng bẹn, tổn thương ống dẫn tinh, nhiễm trùng vết mổ...

Ở người lớn: có 2 kiểu phẫu thuật: Tái tạo lại thành bụng bằng các mũi khâu các lớp giải phẫu hoặc tăng cường sức bền thành bụng bằng đặt tấm lưới tổng hợp. (còn gọi là phương pháp Lichten-stein). Ngày nay phẫu thuật đặt tấm lưới được ưu tiên lựa chọn.

Ở trẻ em: phẫu thuật khâu thắt ống phúc tinh mạc, không cần phải đặt lưới. Có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Trong đó, phẫu thuật nội soi tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn nhờ vào vết mổ nhỏ (thẩm mỹ), ít đau sau mổ.

Tùy vào mỗi phương pháp mổ thoát vị bẹn mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Ngoài ra còn có thể căn cứ vào thể trạng người bệnh, chế độ chăm sóc, sinh hoạt sau mổ có phù hợp và hiệu quả không…

Phòng bệnh

Với những đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn, việc phòng ngừa chủ yếu tập trung và hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:

Không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính.

Thoát vị bẹn – chữa sớm khỏi sớm ảnh 3
Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính cho bệnh thoát vị bẹn.

Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính.

Hạn chế những công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài hoặc công việc chân tay nặng.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát những bệnh lý có nguy cơ dẫn tới thoát vị bẹn trong tương lai.

MỚI - NÓNG
Vụ xe cẩu cắm đầu xuống mương tránh ô tô 16 chỗ vượt ẩu: Giây phút quyết định sự sống còn của lái xe
Vụ xe cẩu cắm đầu xuống mương tránh ô tô 16 chỗ vượt ẩu: Giây phút quyết định sự sống còn của lái xe
TPO - "Sau khi nghe tiếng nổ, chạy ra và thấy người lái xe bị mắc kẹt trong ca bin ô tô gặp nạn đang giơ tay lên như kêu cứu, tôi liền hô hào người dân xung quanh đến cậy cửa giải cứu tái xế,... rất may nạn nhân còn sống”, chị Hà Thị Chiên – nhân chứng vụ tai nạn kể lại.