Chuyện người trẻ 'lười yêu' - Bài cuối: Hệ lụy khó lường

0:00 / 0:00
0:00
TP - Sống độc thân và lười yêu không còn là hiện tượng mới lạ ở nhiều quốc gia. Thực tế, lười yêu đang gây ra nhiều hệ lụy, từ áp lực tâm lý, suy giảm sức khỏe cho đến những thách thức trong cân bằng dân số và an sinh xã hội.

Giảm tỷ lệ sinh

Theo một kết quả khảo sát của Trung Quốc vào năm 2023, hơn 45% thanh niên từ 20 - 34 tuổi không có mối quan hệ tình cảm hoặc chưa kết hôn, tăng gần 10% so với một thập kỷ trước. Tại Hàn Quốc, giới trẻ còn gọi mình là “Sampo Generation” - thế hệ từ bỏ ba điều: hẹn hò, kết hôn và sinh con. Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ sinh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,72 con/phụ nữ vào năm 2023.

Chuyện người trẻ 'lười yêu' - Bài cuối: Hệ lụy khó lường ảnh 1

Người trẻ độc thân “cô đơn lẻ bóng” đang ngày càng nhiều ở các quốc gia (Ảnh minh họa)

Ở Nhật Bản, tình trạng độc thân đã chạm ngưỡng báo động với chỉ 799.728 trẻ sơ sinh ra đời trong năm 2022, mức thấp nhất lịch sử nước này, theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Trong 6 tháng đầu năm 2024, số trẻ sinh tại Nhật Bản tiếp tục giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn hơn 350 nghìn trẻ. Một khảo sát từ Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia Nhật Bản cũng cho thấy 69,8% nam giới và 59,1% nữ giới trong độ tuổi 18 - 34 không có mối quan hệ tình cảm với người khác giới.

“Khi mỗi gia đình chỉ sinh một con, đứa trẻ lớn lên sẽ phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cùng lúc 6 người gồm cha mẹ và ông bà hai bên. Điều này tạo áp lực rất lớn cho thế hệ kế cận".

Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình TPHCM

Báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy số lượng người độc thân ngày càng tăng tại châu Á đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa. Tại Nhật Bản, các cửa hàng tiện lợi như FamilyMart cung cấp phần ăn nhỏ cho một người, doanh thu dịch vụ ăn uống “một mình” đã tăng gần 40% trong 5 năm qua. Ở Hàn Quốc, bất động sản phát triển các căn hộ studio phục vụ cho người sống một mình, giúp giảm chi phí và tối ưu hóa không gian đô thị.

Từ lâu, Nhật Bản đã đi trước trong việc phát triển “nền kinh tế độc thân”, tiêu biểu là dịch vụ “bạn gái thuê”, cung cấp bạn đồng hành mà không cần cam kết tình cảm. Các nhân viên dịch vụ được bảo vệ pháp lý qua hợp đồng, đảm bảo chỉ thực hiện các hoạt động “bạn gái” cho phép. Mọi hành vi ngoài cam kết bị xem là phạm pháp.

Trên các trang môi giới, mỗi “bạn gái” đều có hồ sơ và có thể được đặt lịch với giá trung bình khoảng 8.000 yên/giờ (khoảng 1,73 triệu đồng) với chi phí đi lại, ăn uống và vui chơi do người thuê chi trả. Ngoài dịch vụ thuê “người thân”, “người ngủ cùng”, “bạn sống ảo”, một số thanh niên Nhật còn kết hôn với nhân vật ảo. Mọi nhu cầu cảm xúc của người độc thân đều có thể được đáp ứng qua dịch vụ.

Dễ bất ổn về tâm sinh lý

Theo BS. Phương Loan, khoa Phụ sản (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM), nhiều phụ nữ Việt Nam đang có tâm lý “lười yêu” không muốn kết hôn hoặc có nhu cầu kết hôn và sinh con muộn. Tuy nhiên, những phụ nữ đã qua giai đoạn vàng của độ tuổi sinh sản (từ 25 đến 30 tuổi) đôi khi không muốn có con và lựa chọn lối sống độc thân. Các khảo sát y tế cho thấy, phụ nữ độc thân thường có những vấn đề bất ổn về mặt tâm sinh lý, gia tăng tỷ lệ mất ngủ, trầm cảm, dễ bị kích động hơn so với những phụ nữ đã lập gia đình.

Ảnh hưởng chất lượng dân số

Tại Việt Nam, xu hướng sống độc thân và kết hôn muộn đang trở thành một vấn đề xã hội đáng chú ý. Theo ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình TPHCM, ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn không kết hôn, không sinh con để tập trung phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, một số người còn chịu ảnh hưởng từ các câu chuyện gia đình đổ vỡ, hoặc chưa tìm thấy mẫu hình lý tưởng để gắn bó lâu dài.

Việc kết hôn muộn dẫn đến mức sinh thấp và đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số. Hiện tại, số con trung bình của một phụ nữ TPHCM trong độ tuổi sinh đẻ chỉ đạt 1,32, thấp hơn mức sinh của cả nước (2,1 con/phụ nữ). TPHCM đang bước vào giai đoạn già hóa dân số với hơn 1,1 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 12,5% tổng dân số. Điều này đặt ra gánh nặng lớn trong việc chi trả an sinh xã hội, khi tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi lao động ngày càng giảm.

Ông Chánh Trung cảnh báo: “Khi mỗi gia đình chỉ sinh một con, đứa trẻ lớn lên sẽ phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cùng lúc 6 người gồm cha mẹ và ông bà hai bên. Điều này tạo áp lực rất lớn cho thế hệ kế cận”.

Đối phó với vấn đề này, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình TPHCM đã đề xuất nhiều giải pháp khuyến khích hôn nhân và sinh con. Trong đó có việc miễn giảm viện phí cho lần sinh con thứ hai, hỗ trợ các gói vay, mua hoặc thuê nhà ở xã hội dành cho cặp vợ chồng sinh đủ hai con, cùng các chính sách ưu đãi khác như miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, chi phí giáo dục, hay tăng thời gian nghỉ thai sản để hỗ trợ phụ nữ quay lại thị trường lao động sau sinh.

BS-CKII Bùi Thị Phương Loan, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết ngày càng nhiều phụ nữ sinh con khi đã qua độ tuổi vàng (25 - 30 tuổi). Xu hướng này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn diễn ra tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, sinh con muộn đi kèm nhiều hệ lụy về sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi mang thai ở tuổi ngoài 35, phụ nữ thường đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền sản giật, béo phì, hoặc rối loạn lipid máu. Tỷ lệ sảy thai ở nhóm tuổi này cũng cao hơn so với phụ nữ trẻ. Về mặt tâm lý, những bà mẹ lớn tuổi thường phải trải qua rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh. Hậu quả là thời gian hồi phục sau sinh kéo dài hơn, nhưng sức khỏe lại phục hồi chậm hơn so với người trẻ.

Một số phụ nữ khi lớn tuổi mới nhận ra thiên chức làm mẹ là điều thiêng liêng, từ đó quyết định lập gia đình, sinh con hoặc làm mẹ đơn thân. Tuy nhiên, quyết định muộn này thường kéo theo nhiều rủi ro. Ngoài nguy cơ sức khỏe, phụ nữ lớn tuổi khi làm mẹ thường phải đối mặt với áp lực tài chính, khó khăn trong việc cân bằng công việc và chăm sóc con cái. Trong khi đó, trẻ được sinh ra từ các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, và phải nằm hồi sức sơ sinh cao hơn so với trẻ từ mẹ ở độ tuổi sinh sản lý tưởng. Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down tăng gấp 3 - 4 lần, kèm nguy cơ cao về đột biến nhiễm sắc thể, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giống nòi, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

“Phụ nữ lớn tuổi khi sinh con còn gặp rất nhiều khó khăn khi nuôi dạy con trẻ. Lối sống và môi trường xã hội thay đổi từng ngày, trong khi khoảng cách giữa hai thế hệ quá lớn. Điều này khiến người mẹ khó bắt kịp với nhịp sống mới trong môi trường của trẻ và con trẻ cũng khó làm quen với các phương pháp giáo dục đã lỗi thời theo tuổi của người mẹ” - BS. Phương Loan cho biết thêm.

MỚI - NÓNG
Toàn cảnh tuyến đường vừa được Sở Xây dựng Hà Nội xác định là điểm ùn tắc mới phát sinh
Toàn cảnh tuyến đường vừa được Sở Xây dựng Hà Nội xác định là điểm ùn tắc mới phát sinh
TPO - Tuyến đường Chu Văn An - Vạn Phúc (đường 70m quận Hà Đông) vừa được Sở Xây dựng Hà Nội xác định là điểm ùn tắc mới phát sinh trong quý 1/2025. Tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên diễn ra vào giờ cao điểm sáng và chiều, do mật độ phương tiện ngày càng gia tăng.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đoàn đại biểu Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc 2025 dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc 2025 dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Trong không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết của tuổi trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, tại khuôn viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - cái nôi đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trước thềm khai mạc Gặp gỡ thanh niên Việt Nam Trung Quốc lần thứ 24, đoàn đại biểu thanh niên hai nước thành kính dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội đàm giữa Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc

Hội đàm giữa Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc

TPO - Trao đổi tại hội đàm cấp cao, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc A Đông thống nhất tiếp tục tăng cường, đổi mới sáng tạo công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hai nước về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và thành tựu phát triển của mỗi nước; đẩy mạnh và đổi mới các chương trình giao lưu hợp tác thanh niên ở nhiều lĩnh vực; triển khai các hoạt động thăm “địa chỉ đỏ” của hai nước.
Hợp tác thanh niên Việt – Trung trong kỷ nguyên số

Hợp tác thanh niên Việt – Trung trong kỷ nguyên số

TPO - Không chỉ là cuộc gặp gỡ đơn thuần, buổi tọa đàm giữa thanh niên Việt Nam và Trung Quốc đã mở ra những góc nhìn mới về khởi nghiệp sáng tạo, nơi cơ hội và thách thức được chia sẻ, và những kết nối xuyên biên giới bắt đầu được hình thành.
Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam

TPO - Ngày 13/4, tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết đón đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc tham dự chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 24, năm 2025.