Chuyện hy hữu trong quân sự: Phi công Mỹ bắn hạ chính mình

F-11 Tiger
F-11 Tiger
TPO - Năm 1956, tập đoàn máy bay Grumman đang thử nghiệm tiêm kích mới F-11 Tiger, ở ngoài khơi bang New York, Mỹ. Phi công nhấn cò khẩu pháo gắn trên máy bay một loạt đạn dài và sau đó, kính chắn gió máy bay bị hư hại nghiêm trọng, động cơ cũng bị hỏng nặng. Hóa ra phi công đã tự bắn hạ máy bay của mình.

F-11 Tiger, giống như tất cả các máy bay của hãng Grumman, được đặt tên theo một loài họ mèo. Nhanh và cơ động, F-11 là tiêm kích siêu âm thứ hai trong kho vũ khí của Hải quân Mỹ, có khả năng bay với tốc độ 1.356km/h (Mach 1,1).

Chiếc máy bay này thực sự là tiêm kích siêu âm đầu tiên của hãng Grumman, và sự thiếu kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư đối với tác động của các chuyến bay siêu âm, cũng như tốc độ đáng kinh ngạc của chiếc tiêm kích khiến cuộc thử nghiệm đầy tính thử thách.

Vào ngày 21 tháng 9 năm 1956, như DataGenetics tường thuật, một phi công thử nghiệm của Grumman lái một chiếc Tiger bay ngoài khơi Long Island, mũi của máy bay chúc xuống 20 độ và hướng vào một điểm trống trải trên đại dương. Anh ta bắn một loạt ngắn trong bốn giây từ bốn khẩu pháo 20 mm Colt Mk.12 của máy bay, chúc mũi máy bay xuống thấp hơn và bật chế độ đốt sau để tăng tốc.

Một phút sau, kính chắn gió của anh ta đột nhiên bung ra và động cơ máy bay bắt đầu phát ra những tiếng động lạ, cuối cùng tắt ngấm khi phi công cố gắng quay trở lại sân bay Long Island của hãng Grumman.

Phi công thử nghiệm cho rằng anh ta đụng phải chim trời, nhưng cuộc điều tra vụ tai nạn cho thấy một nguyên nhân khác: Trong quá trình hạ độ cao, phi công đã thực sự bay vào luồng đạn pháo 20 mm của chính mình.

Mặc dù các viên đạn bay nhanh hơn (với tốc độ của máy bay, cộng với sơ đầu nòng của các viên đạn) nhưng chúng nhanh chóng chậm lại do lực cản của không khí xung quanh. Các viên đạn giảm tốc, trong khi chiếcTiger tăng tốc, và trúng đạn, gây ra hậu quả chết chóc cho máy bay.

Chiếc Tiger đã bị thương trong vụ tai nạn và phi công, trong khi bị thương nặng, đã có thể trở lại bầu trời chưa đầy sáu tháng sau đó. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1957, Phi đội tấn công VA-156 Những con hổ sắt của hải quân Mỹ đã nhận những chiếc Grumman F -11 Tiger đầu tiên. Tiêm kích Tiger xuất hiện vào thời điểm mà tốc độ siêu âm đột nhiên trở thành một yêu cầu và Grumman đã thực sự cung cấp tiêm kích siêu âm trên tàu sân bay đầu tiên cho hải quân Mỹ. Với các tính năng tiên tiến, Tiger, tại thời điểm ra mắt, đi trước thời đại trong nhiều khía cạnh.

Tiêm kích này được phát triển từ một “chú mèo” huyền thoại khác của hãng Grumman. Lúc đầu được hình dung là một chiếc F9F-6/7 Cougar (cougar: báo sư tử-PV) cải tiến, những thay đổi cách mạng được thực hiện trong quá trình phát triển đã mang lại một chiếc máy bay hoàn toàn khác. Trớ trêu thay, tuổi thọ của “hổ” ngắn hơn nhiều so với “báo sư tử”.

Mặc dù vào ngày 30 tháng 7 năm 1954, nguyên mẫu Tiger lần đầu tiên bay không dùng động cơ đốt sau được thiết kế, nhưng nó gần như đạt tốc độ siêu âm trong chuyến bay đầu tiên. Khi nguyên mẫu thứ hai bay với động cơ đốt sau, Hải quân Mỹ đã có máy bay siêu âm thứ hai (Douglas F-4D Skyray là chiếc đầu tiên). Tiger nhận được định danh mới là F-11 vào tháng 4 năm 1955.

Hải quân Mỹ chỉ mua 200 chiếc Tiger và rút chúng khỏi biên chế khi các máy bay tốt hơn như F-8 Crusader và F-4 Phantom II xuất hiện. Đội bay trình diễn Blue Angels của Hải quân Mỹ đã lái những chiếc F-11 Tiger cho đến năm 1969.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.